Tác giả: Nguyễn Văn Vĩnh.
Nhà xuất bản: Tri Thức. Năm XB: 2013.
Số trang: 223Tr. Kích thước: 13 x 20,5cm.
Hình thức bìa: bìa mềm.
Số định danh: 390.09597 V312
 
 

Giới thiệu:

Nguyễn Văn Vĩnh (1882 – 1936), quê gốc Hà Đông, là trí thức tân học, nhà báo, nhà văn tiêu biểu của Việt Nam đầu thế kỷ XX. Với 30 năm lao động và sáng tạo (1906-1936), Nguyễn Văn Vĩnh đã để lại một khối lượng khổng lồ các di cảo, các bản dịch, bút tích liên quan đến việc xây dựng một nền văn học mới, nền văn học chữ Quốc ngữ.

Cuốn sách này bước đầu tập hợp những gì Nguyễn Văn Vĩnh đã nói, đã viết, và chỉ là bước đi thứ nhất trên con đường dài nhiều cây số của việc tìm kiếm những di sản do ông để lại. Các bài viết trong cuốn sách không theo thứ tự các số báo có bài viết trong chương mục “Phong tục và thiết chế của người An-nam” đã đăng trên tờ báo do chính ông sáng lập L’Annam Nouveau (Nước Nam mới) để độc giả sẽ dễ hình dung theo khái niệm thông thường: làng, xã, dân cư, tập quán và một số điều liên quan đến sinh hoạt của người nông dân.

Thư viện xin trân trọng giới thiệu quyển sách cùng các bạn độc giả.