Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà; GS. TS. Phan Thanh Sơn Nam, TS. Trương Vũ Thanh (người hướng dẫn).

Đại học Bách khoa - ĐHQG TP. Hồ Chí Minh. Năm: 2016.

Mô tả: 97Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 537.533/ H100. Vị trí: Phòng đọc.

Giới thiệu:

Bên cạnh những nghiên cứu ứng dụng của vật liệu MOFs trong các lĩnh vực như: hấp phụ khí, phân tách, cảm biến, dẫn truyền thuốc…thì hướng nghiên cứu ứng dụng các vật liệu MOFs trong kỹ thuật xúc tác ngày càng được nhiều nhóm nghiên cứu trên thế giới quan tâm. Thực tế, số lượng các bài báo chuyên ngành về ứng dụng của vật liệu MOFs trong lĩnh vực xúc tác xuất hiện trên các báo, tạp chí chuyên ngành nổi tiếng thế giới như: Science, Nature, American Chemical Society, Royal Society of Chemistry, ScienceDrect, WileyInterscience … ngày càng nhiều. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát hoạt tính của một số vật liệu MOFs trong các phản ứng tổng hợp hữu cơ và hóa dầu thông dụng.

Hơn nữa, vật liệu MOFs là loại vật liệu mới ở Việt Nam, trước đây chưa có công trình nào được công bố, mãi đến năm 2008 mới bắt tay vào nghiên cứu loại vật liệu này. Do vật liệu MOFs là vật liệu mới so với các loại vật liệu zeolite hay silica truyền thống, nên có thể nói đây là một lĩnh vực đang rất cần thêm nhiều công trình nghiên cứu để có thể ứng dụng và thay thế vật liệu truyền thống làm xúc tác. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu về “Ứng dụng của vật liệu MOFs trong xúc tác dị thể” là điều hết sức cần thiết để có thể xây dựng được một cơ sở dữ liệu về hoạt tính xúc tác của loại vật liệu này.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện tổng hợp hai loại vật liệu khung hữu cơ kim loại là Cu-MOF-74 và Cu2(2,6-NDC)2(DABCO), và nghiên cứu hoạt tính xúc tác của hai loại vật liệu này cho ba loại phản ứng ghép đôi như: phản ứng ghép đôi C-O giữa Benzyl ether và 2’-hydroxy acetophenone, phản ứng ghép đôi ba thành phần giữa ALDEHYDE-AMINE-ALKYNE, phản ứng ghép đôi giữa phenylacetylene và ethyl glyoxalate làm đối tượng nghiên cứu chính.