Tác giả: Nguyễn Đức Hiệu, PGS. TS. Nguyễn Văn Nhờ (Người hướng dẫn khoa học). |
Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM. Năm XB: 2011. |
Mô tả: 113Tr, kích thước: 30cm |
Luận văn gồm có 7 chương và 2 phụ lục: - Chương 1: Tổng quan về động cơ không đồng bộ và phép biến đổi hệ trục tọa độ. - Chương 2: Mô hình động cơ không đồng bộ trong Matlab/Simulik. - Chương 3: Các phương pháp điều khiển động cơ không đồng bộ. - Chương 4: Mô hình điều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ trong Matlab/ Simulink và Card dSPACE1104. - Chương 5: Mô phỏng điều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ được cấp nguồn bởi hệ chỉnh lưu-nghịch lưu điều rộng xung. - Chương 6: Thực nghiệm điều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ được cấp nguồn bởi hệ chỉnh lưu-nghịch lưu điều rộng xung sử dụng Card DS1104. - Chương 7: Đánh giá, kết luận và hướng phát triển của đề tài. - Phụ lục A: Giới thiệu card dSPACE DS1104. - Phụ lục B: Giới thiệu phần cứng mô hình thực nghiệm. |
Tác giả: Nguyễn Thanh Hiền; PGS. TS. Nguyễn Hữu Phúc (Người hướng dẫn Khoa học). |
Trường ĐHSPKT TP. HCM. Năm XB: 2011 |
Mô tả: 125Tr, kích thước: 21x29 cm |
Số định danh: . Vị trí: Phòng đọc.
Tóm tắt: Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới đang phát triển rất nhanh, luôn đạt đến những yêu cầu kỹ thuật mới. Đa số các thiết bị trong hệ thống điện công nghiệp, các dây chuyền sản xuất trong nhà máy được điều khiển từ động cơ cảm ứng không đồng bộ (KĐB) với chi phí hợp lý và độ bền cấu trúc. Tuy nhiên, việc điều khiển động cơ KĐB là một vấn đề khó khăn, phức tạp vì động cơ KĐB là một hệ phi tuyến, cần một thuật toán điều khiển chặt chẽ. Cơ sở điều khiển máy điện KĐB ba pha hiện đại là phương pháp điều khiển vector đã phát triển rất phổ biến trong những năm qua. Trong đó phương pháp điều khiển định hướng trường (Field Oriented Control-FOC) có khả năng điều khiển độc lập từ thông và moment, đang được sử dụng để điều khiển động cơ khi làm việc trong hệ thống yêu cầu chính xác về tốc độ và ổn định moment. Tác giả ứng dụng phương pháp điều khiển tựa từ thông rotor (RFOC) để điều khiển động cơ KĐB ba pha, trong đó có xét ảnh hưởng tổn hao sắt từ và bão hoà từ khi vận hành. Tuy nhiên, giới hạn luận văn là việc khảo sát tổn hao sắt từ và bão hoà từ chỉ dừng lại ở việc xem xét các hiện tượng vật lý khi có mặt của tổn hao sắt từ với sóng hài cơ bản. Tác giả cũng ứng dụng mạng neural truyền thẳng sử dụng luật học có giám sát để khảo sát từ các kết quả đạt được của phương pháp điều khiển tựa từ thông rotor. Kết quả cho thấy phù hợp với yêu cầu đã phân tích. Các kết quả sẽ được khảo sát và phân tích cụ thể bằng việc mô phỏng dùng phần mềm Matlab Simulink Công ty MathWorks. Từ kết quả đã phân tích ta có thể dùng mạng neural sử dụng luật học không giám sát và kết hợp mạng neural với hệ mờ để ứng dụng nhận dạng và điều khiển động cơ không đồng bộ đạt hiệu suất cao nhất. |
Tác giả: Phạm Minh Triết; TS. Trần Hoài Trung (Người hướng dẫn Khoa học). |
Trường ĐH GTVT TP. HCM. Năm XB: 2011 |
Mô tả: 113Tr, kích thước: 21x29 cm |
Số định danh: 621.3 Tr308. Vị trí: Phòng đọc.
Ngày nay, nhu cầu truyền thông không dây càng ngày càng tăng. Các hệ thống thông tin tương lai đòi hỏi phải có dung lượng cao hơn, tin cậy hơn, sử dụng băng thông hiệu quả hơn, khả năng kháng nhiễu tốt hơn. Hệ thống thông tin truyền thống và các phương thức ghép kênh cũ không còn có khả năng đáp ứng được các yêu cầu của hệ thống thông tin tương lai. OFDM là một phương pháp truyền khá phức tạp trên kênh vật lý, nguyên lý cơ bản của phương pháp là sử dụng kỹ thuật đa sóng mang để truyền một lượng lớn ký tự tại cùng một thời điểm. Tuy nhiên kỹ thuật OFDM lại tồi tại một số nhược điểm như đường bao biên độ của tín hiệu phát không bằng phẳng. Điều này gây ra méo phi tuyến ở các bộ khuyếch đại công suất ở máy phát và máy thu. Sử dụng chuỗi bảo vệ tránh được nhiễu phân tập đa đường nhưng làm giảm đi một phần hiệu suất sử dụng đường truyền. Công nghệ MIMO có ưu điểm là gia tăng tốc độ truyền dữ liệu và mở rộng tầm phủ sóng trên cùng một băng thông, đồng thời giảm chi phí truyền tải. Công nghệ MIMO cho phép đầu nhận phân loại tín hiệu và chỉ nhận tín hiệu mạnh nhất từ một anten tại một vị trí nào đó. Trong công nghệ MIMO, đầu phát sóng sử dụng nhiều anten để truyền sóng theo nhiều đường khác nhau nhằm tăng lưu lượng thông tin. Dữ liệu truyền sau đó sẽ được tập hợp lại ở đầu nhận theo những định dạng đã được ấn định. Tuy nhiên bị giới hạn ở hệ thống băng hẹp. Vì thế một trong những giải pháp được đưa ra là sự kết hợp giữa công nghệ MIMO và kỹ thuật OFDM nhằm để tăng dung lượng và chất lượng cho hệ thống thông tin không dây. |
Tác giả: Lương Hoàng Phong; TS. Phạm Đình Trực (Người hướng dẫn Khoa học). |
Trường ĐH Bách Khoa TP. HCM. Năm XB: 2009 |
Mô tả: 122Tr, kích thước: 21x29 cm |
Số định danh: . Vị trí: Phòng đọc.
Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, động cơ không đồng bộ với các ưu điểm là gọn nhẹ, chi phí vận hành, bảo dưỡng và giá thành thấp, không ô nhiễm môi trường cho nên ngày càng được sử dụng rộng rãi. Đặc biệt với sự phát triển của công nghệ bán dẫn được áp dụng trong kỹ thuật điều khiển và khi các phương pháp điều khiển động cơ không đồng bộ theo định hướng trường được áp dụng vào thực tế, nó cho phép điều khiển chính xác moment và tốc độcủa động cơ, thì động cơ không đồng bộ được sử dụng hầu hết các lĩnh vực khác nhau trong công nghiệp, các dây chuyền sản xuất thay thế cho động cơ điện một chiều . . . Nhằm tìm hiểu một cách đầy đủ hơn các dạng ảnh hưởng về mặt điện từ tồn tại trong thực tế vận hành của động cơ không đồng bộ, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu mô hình động cơ không đồng bộ có xem xét ảnh hưởng của tổn hao sắt từ và bão hòa từ, bằng phương pháp điều khiển định hướng từ thông rotor (RFOC). Với mục tiêu này cấu trúc luận văn gồm 9 chương cụ thể như sau: - Chương 1: Tổng quan động cơ không đồng bộ và các phương pháp điều khiển. - Chương 2: Mô hình toán động cơ không đồng bộ. - Chương 3: Mô phỏng động cơ không đồng bộ. - Chương 4: Lý thuyết điều khiển định hướng từ thông rotor (RFOC). - Chương 5: Mô phỏng điều khiển định hướng từ thông rotor (RFOC) động cơ không đồng bộ. - Chương 6: Kết quả mô phỏng điều khiển định hướng từ thông rotor (RFOC) động cơ không đồng bộ. - Chương 7: Mô phỏng RFOC kết hợp với bộ điều khiển vận tốc fuzzy-PID cho mô hình động cơKĐB. - Chương 8: Kết luận. - Chương 9: Tài liệu tham khảo. |