foto1
foto1
foto1
foto1
foto1

294.3855246 - Số nội bộ: 232
lrc@tvu.edu.vn
Liên hệ:



Tác giả: Lê Thúy Hằng; PGS. TS. Nguyễn Thanh (người hướng dẫn).

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn. Năm: 2018.

Mô tả: 203Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 305.5/ H116. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức ở tỉnh Trà Vinh trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; trên cơ sở đó chỉ rõ phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu để xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức của tỉnh, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Trà Vinh hiện nay.

 

Tác giả: Nguyễn Thị Ái Mỹ; TS. Lương Công Lý (người hướng dẫn).

Đại học Sư phạm Hà Nội. Năm: 2016.

Mô tả: 100Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 352.140959786 M600. Vị trí: Phòng đọc.

Mục tiêu nghiên cứu:

Trên cơ sở phân tích thực trạng năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ chủ chốt ở tỉnh Trà Vinh và nguyên nhân của nó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao NLTCTT cho đội ngũ cán bộ này trong giai đoạn hiện nay.

Register to read more ...

Tác giả: Trần Thị Thanh Hoa; TS. Lê Phụng Hoàng (người hướng dẫn khoa học).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2014.

Mô tả: 117Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 327.43044 H401. Vị trí: Phòng đọc.

Mục tiêu của luận văn:

Đề tài được nghiên cứu nhằm là làm rõ mối quan hệ Đức-Pháp trong giai đoạn 1871-1919 thông qua vấn đề Alsace và Lorraine. Mặt khác, luận văn cũng muốn làm rõ vấn đề Alsace và Lorraine trong quan hệ Đức-Pháp không chỉ là vấn đề thị trường, nhân công hay nguyên nhiên liệu mà còn là vấn đề chủ quyền dân tộc.

Register to read more ...

Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng; GS. TS. Hồ Sĩ Quý (người hướng dẫn khoa học).

Học viện Khoa học Xã hội. Năm: 2015.

Mô tả: 101Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 305 895932 D513. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục đích nghiên cứu của Luận án:

Từ góc độ triết học, luận án khảo sát, phân tích làm rõ việc giữ gìn và phát huy BSVH của cộng đồng người Khmer Nam Bộ với tính cách là một vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra từ đời sống của một cộng đồng lớn trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giữ gìn và phát huy BSVH của cộng đồng này trong sự tác động mạnh mẽ của TCH hiện nay.

 

Tác giả: Trương Thị Hồng Giang; TS. Rainer Assé, ThS. Lê Thị Quỳnh Trâm. (Người hướng dẫn Khoa học).

Trường Đại học Kinh tế TP. HCM. Năm: 2015.

Mô tả: 79Tr, kích thước: 21x29 cm

Số định danh: 338.10959786 Gi106. Vị trí: Phòng đọc.

Tóm tắt:

Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Trà Vinh nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, Chính phủ đã đầu tư hai công trình lớn trên địa phận huyện Duyên Hải là công trình Luồng cho tàu có tải trọng lớn vào sông Hậu và Trung tâm Điện lực Duyên Hải. Việc thực hiện đồng loạt hai công trình lớn đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của những người dân bị thu hồi đất vốn đã quen với việc nhà nông. Duyên Hải cũng là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Trà Vinh về nuôi trồng thủy sản, nên phần lớn những hộ gia đình người dân nơi đây gắn với nghề nuôi tôm, đánh bắt, khai thác hải sản, làm muối, một số ít chăn nuôi, làm vườn, làm thuê và những hoạt động khác.

Để tìm hiểu thực trạng sinh kế của các hộ gia đình bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Duyên Hải, tác giả sử dụng khung lý thuyết sinh kế bền vững DFID, thực hiện khảo sát trực tiếp trên 64 hộ. Kết quả cho thấy, mặc dù phần đông các hộ gia đình có được khoản tiền bồi thường lớn so với mức thu nhập thông thường, nhưng không phải hộ gia đình nào cũng thay đổi cuộc sống theo hướng tích cực. Một số hộ dân trở nên khá, giàu hơn trước từ việc sử dụng hiệu quả số tiền bồi thường như đầu tư phát triển kinh doanh dịch vụ, hoặc đầu tư mua đất mới để tiếp tục với nghề nông sau khi có số tiền lớn để trả hết nợ vay,…Tuy nhiên đa phần cuộc sống các hộ không có cải thiện, có hộ còn có thu nhập thấp hơn trước đây, việc làm bấp bênh, thiếu việc làm, thất nghiệp, thất mùa,… Nguyên nhân của tình trạng này là do trình độ người lao động còn thấp, khó thích nghi với công việc mới, hoặc sử dụng tiền bồi thường không hiệu quả. Chính quyền địa phương hỗ trợ gần như đầy đủ các chính sách cho người bị thu hồi đất, tuy nhiên hiệu quả mang lại chưa cao, nhất là công tác đào tạo nghề và tạo việc làm cho người lao động bị mất việc,…Ngoài ra, ô nhiễm môi trường cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của cộng đồng.

Để cải thiện tình trạng trên, tác giả đã gợi ý chính sách cần quan tâm nhằm hỗ trợ các hộ gia đình có khả năng tăng các tài sản sinh kế và có sinh kế bền vững sau khi thu hồi đất. Nếu các chính sách được thực thi, đây cũng là bước chuẩn bị tốt cho việc thu hồi đất để đầu tư phát triển Khu kinh tế Định An trong thời gian tới mà không gây ảnh hưởng nhiều đến đại bộ phận dân cư nơi đây.

Register to read more ...


Trung tâm Học liệu - Phát triển Dạy và Học

Số 126 - Nguyễn Thiện Thành, Khóm 4, phường 5, Thành phố Trà Vinh - Tỉnh Trà Vinh.

Điện thoại: (+84).294.3855246 số nội bộ: 232. Fax: (+84).294.3855217. Email: lrc@tvu.edu.vn