foto1
foto1
foto1
foto1
foto1

294.3855246 - Số nội bộ: 232
lrc@tvu.edu.vn
Liên hệ:



Tác giả: Nguyễn Thị Thúy Loan; TS. Đinh Công Khải (Người hướng dẫn Khoa học).

Trường Đại học Kinh tế TP. HCM. Năm: 2015.

Mô tả: 71Tr, kích thước: 21x29 cm

Số định danh: 362.5 L406. Vị trí: Phòng đọc.

Tóm tắt:

Nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy Logistic kết hợp với phương pháp phỏng vấn sâu để tìm những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thoát nghèo của người dân ở tỉnh Trà Vinh. Điểm nổi bật của đề tài là tập trung nghiên cứu sâu vào tác động của năm chính sách xóa đói giảm nghèo mà Tỉnh đã và đang áp dụng gồm: tín dụng ưu đãi, hỗ trợ nhà ở, đất ở/sản xuất, trợ cấp y tế, giáo dục và tiền mặt khác. Số liệu thực hiện đề tài được tác giả thu thập trực tiếp từ 174 hộ nghèo/thoát nghèo trên 4 huyện mang nét đặc trưng về đặc điểm tự nhiên của Tỉnh: huyện Châu Thành, Cầu Ngang, Trà Cú và Duyên Hải.

Kết quả phân tích cho thấy, chính sách tín dụng ưu đãi có ảnh hưởng lớn đến khả năng thoát nghèo. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nhận được hỗ trợ còn hạn chế và chính sách cũng thể hiện một số bất cập trong công tác triển khai như cấp bò có chất lượng kém, thiếu giám sát, bình xét hộ thoát nghèo chưa hợp lý. Nghiên cứu chưa phát hiện tác động của các chính sách như hỗ trợ nhà ở, đất ở/sản xuất, trợ cấp giáo dục, y tế và tiền mặt. Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở/sản xuất lại có tác động ở một số địa bàn nhất định, cụ thể ở huyện Cầu Ngang. Và chính sách trợ cấp giáo dục lại làm giảm xác suất thoát nghèo, kết quả đi ngược lại mục tiêu, do khoản hỗ trợ còn khá thấp và lợi ích từ đầu tư giáo dục chưa được nhìn nhận đúng đắn từ phía hộ gia đình.

Ngoài ra, những nhân tố như trình độ học vấn, tuổi, dân tộc của chủ hộ, tỷ lệ người phụ thuộc, diện tích đất bình quân và hộ có nguồn thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp có tác động lớn đến xác suất thoát nghèo, kết quả trên phù hợp với các nghiên cứu trước. Những hộ có chủ hộ là người dân tộc Khmer, trình độ học vấn cao, có tỷ lệ người phụ thuộc thấp, diện tích đất canh tác cao và có thu nhập khác ngoài nông nghiệp sẽ có cơ hội thoát nghèo cao hơn.

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra năm khuyến nghị chính sách nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công xóa đói giảm nghèo của Tỉnh trong tương lai gồm: i) cần có chính sách riêng cho từng nhóm hộ nghèo/cận nghèo; ii) rà soát và điều chỉnh lại công tác thực thi chính sách tín dụng; iii) xây dựng tiêu chí bình xét hộ nghèo/thoát nghèo theo hướng tiếp cận nghèo đa chiều; iv) cần có chính sách khuyến khích đầu tư để tạo thêm nhiều việc làm ; và v) nâng mức hỗ trợ chính sách trợ cấp giáo dục.

Register to read more ...

Tác giả: Võ Văn Mười; TS. Trần Chí Mỹ (người hướng dẫn khoa học).

Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn. Năm: 2012.

Mô tả: 127Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 306.85 M558. Vị trí: Phòng Tự nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn:

Trên cơ sở phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận về toàn cầu hóa và tác động của quá tình toàn cầu hóa đối với gia đình; thực trạng biến đổi của gia đình Việt Nam dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa những năm qua, luận văn đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm xây dựng gia đình Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay.

- Nhiệm vụ của luận văn: để đạt được mục đích trên, tác giả luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau đây

Thứ nhất, phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về gia đình, về toàn cầu hóa, và tác động của toàn cầu hóa đối với gia đình.

Thứ hai, phân tích thực trạng biến đổi của gia đình Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa hiện nay.

Thứ ba, đề xuất và luận giải một số phương hướng và giải pháp xây dựng gia đình Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay.

 

Tác giả: Nguyễn Phước Tâm; Prof. Shun-Ping Hu (người hướng dẫn khoa học).

Yuan Ze University. Năm: 2010.

Mô tả: 135Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 181 T120. Vị trí: phòng đọc.

摘要

佛教約於公元後二、三世紀期間,由水路與陸路傳入越南,即就在國家正被 中國封建主義統治之時。落地生根後,佛教逐漸滲入越南民族心,影響至本國之 政治體系、社會文化風俗、文學等形式,這種影響在陳王朝時期(1225-1400) 尤爲明顯。隨佛教「悲智勇」三種精神、與《法寶壇經》「自性清淨」、「 見性成 佛」、「 和光接物」, 以及陳朝以前「般若思想」、「 頓悟法門」、「 行動哲理」等各 種核心思想結合,陳朝佛教已受到大部分當地人之歡迎。當這些佛教精神、思想 精髓與民族傳統(民族自尊自主權意識)、情風貌融合之時,佛教之最初面貌已有 改變。或更明顯而言,佛教在此時並不是籠統模糊之概念,而是一具體之越南佛 教。自此,越南佛教成爲一愛國愛民之宗教,與祖國之命運息息相關。鑒於此佛 教精神上,陳朝佛教建立具有越南民族特色——入世精神之思想體系,諸如 「佛 在心思想」、「 見性思想」、「 隨俗思想」、「 人本思想」等思想。此思想之主旨:欲 成佛,無需遠行,亦無需久等,僅要心中有佛,何必外覓?所謂「成佛」, 就是 在此時與此地 , 而不是在某某陌生之世界 。 此思想體系之獨到及趨勢於越南各朝 各代,尤其陳氏王朝就致力鼓勵、宣揚「與民生、為民生」。 佛將呈現若每一人 在當下 、在現在之每一分鐘與在此越南當地深有意義 ,此實為強調與獨特之 點——作貢獻創造越南民族燦爛時代文化本色之尤爲關鍵因素之一——強大之 陳氏王朝。

 


Trung tâm Học liệu - Phát triển Dạy và Học

Số 126 - Nguyễn Thiện Thành, Khóm 4, phường 5, Thành phố Trà Vinh - Tỉnh Trà Vinh.

Điện thoại: (+84).294.3855246 số nội bộ: 232. Fax: (+84).294.3855217. Email: lrc@tvu.edu.vn