Tác giả: Bùi Thanh Minh; TS. Vũ Minh Tâm (người hướng dẫn khoa học).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2015.

Mô tả: 128Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 658.8343 M312. Vị trí: Phòng đọc.

Tóm tắt:

Đề tài “Giải pháp nâng cao sự hài lòng về chất lượng công tác chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH qua Bưu Điện trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” được tác giả nghiên cứu sau hơn một năm chuyển đổi hình thức chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua hệ thống Bưu điện trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, cụ thể là tác giả đánh giá thực trạng của hình thức chi trả này từ tháng 08/2013 đến tháng 10/2014. Đây là hình thức sử dụng dịch vụ công còn khá mới ở Việt Nam nói chung và ở Trà Vinh nói riêng.

Dựa trên cở sở lý luận về dịch vụ công, sự hài lòng của người thụ hưởng và một số mô hình đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng phục vụ, tác giả sử dụng “Mô hình đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ công tại Anh” và qua tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, thực tiễn công tác chi trả thời gian qua, tác giả tham khảo bài học kinh nghiệm của một số tỉnh đã thực hiện thí điểm dịch vụ này, dựa trên khái quát về BHXH, các chế độ BHXH đang thực hiện và kết quả sau hơn một năm thực hiện chi trả qua hệ thống Bưu điện cũng như các hình thức chi trả đã áp dụng trước đây. Tác giả đã hình thành bảng câu hỏi sơ bộ với 6 nhóm yếu tố chính là:

- Năng lực thực hiện dịch vụ chi trả.

- Thời gian thực hiện dịch vụ chi trả.

- Tính chuyên nghiệp của Bưu điện.

- Khả năng cung cấp thông tin về dịch vụ chi trả qua bưu điện.

- Thái độ của nhân viên giao dịch.

- Địa điểm và cơ sở vật chất phục vụ thực hiện dịch vụ chi trả

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, chủ yếu là phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp phỏng vấn chuyên gia, phỏng vấn thử một số đối tượng đang hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng qua hệ thống Bưu điện và sau đó tiến hành phỏng vấn chính thức đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng trên địa bàn TP Trà Vinh, huyện cầu Ngang, Châu Thành, Duyên Hải và huyện Tiểu Cần, sau khi thu thập xử lý số liệu tác giả tiến hành phân tích thống kê mô tả, phương pháp so sánh, kiểm định thang đo để đưa ra kết quả về sự hài lòng của người hưởng về dịch vụ chi trả qua Bưu điện. Tác giả đã đưa ra nhận xét về công tác chi trả đối với cơ quan BHXH tỉnh, đối với Bưu điện tỉnh và đối với người hưởng các chế độ, đồng thời đưa ra nhận xét về những mặt còn hạn chế và nguyên nhân còn tồn tại.

 Với định hướng phát triển và mục tiêu phát triển của ngành BHXH sắp tới, dựa trên các cơ sở điều kiện và khả năng thực hiện của ngành BHXH và Bưu điện, thực trạng công tác quản lý chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH qua Bưu điện, cơ sở pháp lý quy định tác giả đã đưa ra bốn nhóm giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng về chất lượng công tác chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua hệ thống Bưu điện như sau:

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình thực hiện dịch vụ chi trả.

- Nâng cao chất lượng quy trình sử lý công việc.

- Hoàn thiện các chính sách và hệ thông các văn bản trong thực hiện dịch vụ chi trả.

- Bố trí các địa điểm chi trả thuận lợi và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất phục vụ chi trả.

Tác giả đã đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước, BHXH Việt Nam và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam nhằm thực hiện tốt các giải pháp trên để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng qua hệ thống Bưu điện trong thời gian tới.

Phần kết luận tác giả đã nêu ra những kết quả đã đạt được của đề tài và những hạn chế của đề tài, đồng thời đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.

Register to read more ...