foto1
foto1
foto1
foto1
foto1

294.3855246 - Số nội bộ: 232
lrc@tvu.edu.vn
Liên hệ:



Tác giả: Sử Văn Khanh; GS. TS. Trần Đăng Xuyền (người hướng dẫn khoa học).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2015.

Mô tả: 124Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 807.12 Kh107. Vị trí: Phòng đọc.

Tóm lượt:

Khái quát những kiến thức cơ bản về thể loại, đặc trưng của thơ trữ tình, phân loại thơ trữ tình và đặc điểm phần thơ trữ tình hiện đại trong chương trình Ngữ văn THPT hiện nay. Nghiên cứu thực trạng và định hướng giảng dạy thơ trữ tình lớp 12 (chương trình chuẩn, trung học phổ thông) theo đặc trưng thể loại: đưa ra một số phương pháp, hình thức dạy học tác phẩm trữ tình Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12 theo đặc trưng thể loại, thực trạng giảng dạy thơ trữ tình 12 chương trình chuẩn THPT; kết quả khảo sát từ học sinh; định hướng giảng dạy tác phẩm thơ trữ tình cho học sinh lớp 12 chương trình chuẩn THPT theo đặc trưng thể loại. Để đảm bảo đặc trưng thể loại, khi dạy đọc – hiểu thơ trữ tình hiện đại trong chương trình Ngữ văn THPT, cần chú ý những điểm sau đây: Đặt bài thơ trong mối liên hệ với tác giả và hoàn cảnh ra đời của nó, phân tích mạch cảm xúc của cái tôi trữ tình trong bài thơ, tìm hiểu những đặc sắc ngôn ngữ và giọng điệu của bài thơ. Thiết kế bài dạy thơ trữ tình 12, chương trình chuẩn, THPT theo đặc trưng thể loại. Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

Read more ...

Tác giả: Trần Bảo Quốc; GS. TS. Trần Đăng Xuyền (người hướng dẫn khoa học).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2015.

Mô tả: 131Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 807.12 Qu451. Vị trí: Phòng đọc.

Tóm lượt:

Khái quát những kiến thức cơ bản về vấn đề câu hỏi trong dạy học Văn qua ba thể loại tùy bút, kí, truyện ngắn trong chương trình Ngữ văn 12.

Nghiên cứu giảng dạy các thể loại tùy bút, kí, truyện ngắn và định hướng cần thiết để hình thành hệ thống câu hỏi hiệu quả và xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học tùy bút, kí, truyện ngắn trong chương trình Ngữ văn 12.

Kết quả khảo sát từ học sinh, định hướng xây dựng câu hỏi trong 3 bài cụ thể Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân), Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài). Để đảm bảo đặc trưng thể loại tùy bút, kí, truyện ngắn khi dạy cần chú ý xây dựng những loại câu hỏi sau đây: Hệ thống câu hỏi cảm xúc; Hệ thống câu hỏi phát triển tưởng tượng, sáng tạo; Hệ thống câu hỏi hiểu biết. Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

Register to read more ...

Tác giả: Nguyễn Kim Khôi; GS. TS. Huỳnh Như Phương (người hướng dẫn khoa học).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2015.

Mô tả: 107Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 895.9223407 Kh452. Vị trí: Phòng đọc.

Mục đích nghiên cứu của Luận văn:

Tìm hiểu, nắm bắt kiến thức lí luận về tình huống truyện từ đó khẳng định việc giảng dạy truyện ngắn theo góc độ tình huống truyện là cần thiết để góp phần đổi mới phương pháp trong nhà trường.

Việc thực hiện đề tài này nhằm bổ sung kĩ năng vận dụng lý thuyết tình huống truyện vào dạy những truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu ở trường THPT.

Register to read more ...

Tác giả: Nguyễn Thành Nghiêm; GS. TS. Huỳnh Như Phương (người hướng dẫn khoa học).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2015.

Mô tả: 137Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 807.12 Ngh304. Vị trí: Phòng đọc.

Mục đích nghiên cứu của Luận văn:

Góp phần nâng cao chất lượng dạy học văn học địa phương, biết được khuynh hướng tồn tại và phát triển thơ Trà Vinh, nhận thức rõ thơ Trà Vinh trong mối tương quan giảng dạy văn học địa phương.

Tìm hiểu đặc trưng thơ Trà Vinh thông qua một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu, xác định khuynh hướng tồn tại và phát triển của thơ Trà Vinh, khảo sát thự trạng việc dạy và học thơ trong chương trình Ngữ văn học địa phương.

Register to read more ...

Tác giả: Nguyễn Thị Diễm Kiều; PGS. TS. Lã Nhâm Thìn (người hướng dẫn khoa học).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2015.

Mô tả: 150Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 807.12 K309. Vị trí: Phòng đọc.

Mục đích nghiên cứu của Luận văn:

- Hệ thống hóa cơ sở lí luận và khảo sát thực tiễn làm nền tảng cho việc đổi mới dạy học VHTĐ Việt Nam ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực người học.

- Xây dựng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực người học trong dạy học VHTĐ Việt Nam ở trường THPT.

- Thiết kế giáo án cụ thể nhằm minh hoạ cho quy trình đã xây dựng; tổ chức dạy học thực nghiệm để rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả và tính khả thi của việc ứng dụng đề tài vào thực tiễn giảng dạy VHTĐ ở trường THPT

Register to read more ...


Trung tâm Học liệu - Phát triển Dạy và Học

Số 126 - Nguyễn Thiện Thành, Khóm 4, phường 5, Thành phố Trà Vinh - Tỉnh Trà Vinh.

Điện thoại: (+84).294.3855246 số nội bộ: 232. Fax: (+84).294.3855217. Email: lrc@tvu.edu.vn