foto1
foto1
foto1
foto1
foto1

294.3855246 - Số nội bộ: 232
lrc@tvu.edu.vn
Liên hệ:



Tác giả: Tạ Hồng Huệ; TS. Nguyễn Thị Huệ (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2017.

Mô tả: 101Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 807 / H507 . Vị trí: Phòng đọc.

Mục tiêu nghiên cứu:

- Nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930-1945 nói riêng trong xu thế đổi mới hiện nay.

- Đề xuất cách thức vận dụng một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930-1945 phù hợp với thực tiễn nhà trường THPT.

- Góp phần đóng góp một hướng đi mới trong việc thực hiện tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ văn ở trường THPT, nhằm phát triển năng lực người học.

Tác giả: Trầm Thanh Tuấn; TS. Dương Thị Hồng Hiếu (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2017.

Mô tả: 121Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 807.12 / T502 . Vị trí: Phòng đọc.

Mục tiêu nghiên cứu:

- Hệ thống hóa lí thuyết về việc hình thành năng lực tự học thông qua thơ Nôm Đường luật. - Đề xuất và kiểm nghiệm biện pháp hình thành năng lực tự học của HS thông qua việc giảng dạy những văn bản thơ Nôm Đường luật trong nhà trường THPT.

Mục tiêu cụ thể:

- Khái quát được hệ thống tư liệu bàn về năng lực tự học của người học qua bộ môn Ngữ văn;

- Khảo sát thực trạng nắm bắt lí thuyết về năng lực tự học cũng như áp dụng các giải pháp trong việc nâng cao năng lực tự học thơ Nôm Đường luật của GV và HS trong nhà trường phổ thông;

- Đề xuất biện pháp hình thành năng lực tự học của HS thông qua việc giảng dạy những văn bản thơ Nôm Đường luật của GV;

- Thực nghiệm để kiểm nghiệm được biện pháp đã đề xuất.

Tác giả: Nguyễn Thị Quyên; PGS. TS. Đoàn Lê Giang (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2017.

Mô tả: 74Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 807.12 / Qu603 . Vị trí: Phòng đọc.

Mục tiêu nghiên cứu:

Từ việc nghiên cứu về dạy học thơ Nôm Đường luật và các biện pháp, kỹ thuật trợ giúp HS trong quá trình đọc hiểu văn bản để vận dụng linh hoạt vào việc giảng dạy thơ Nôm Đường luật ở chương trình Ngữ văn THPT. Chính vì thế khi thực hiện đề tài này, luận văn nhằm hướng tới mục đích vận dụng tốt một số biện pháp, kỹ thuật trợ giúp học sinh đọc hiểu văn bản vào dạy học thơ Nôm Đường luật nhằm nâng cao hiệu quả dạy học thơ Nôm Đường luật trong chương trình Ngữ văn THPT nói riêng và thơ Nôm Đường luật nói chung.

Tác giả: Nguyễn Thị Kim Tuyến; PGS. TS. Phạm Tiết Khánh (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2017.

Mô tả: 106Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 398.90712 / T527. Vị trí: Phòng đọc.

Mục tiêu nghiên cứu:

Xác định một số biện pháp hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản ca dao dựa trên kiến thức nền góp phần nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn nói chung, VHDG nói riêng trong chương trình lớp 10 hiện hành theo định hướng phát triển năng lực của người học, cụ thể là năng lực đọc văn bản.

Mục tiêu cụ thể:

- Tiếp cận lý thuyết về đọc hiểu văn bản cũng như các phương pháp dạy học tích cực trong dạy đọc hiểu văn bản để thấy được hiệu quả của việc vận dụng chúng vào dạy học Ngữ văn, đặc biệt là dạy văn bản ca dao;

- Tìm hiểu việc nghiên cứu và phân tích các thể loại của VHDG để xác định phân tích tác phẩm VHDG theo đặc trưng thể loại là hướng phân tích tích cực;

- Tìm hiểu thực trạng dạy và học của GV và HS lớp 10 ở một số trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Càng Long để đánh giá được các phương pháp, kỹ thuật, cách thức dạy học đối với các văn bản ca dao của người dạy có tạo được sự hứng thú và phát huy năng lực của HS hay không trong việc khơi gợi kiến thức nền ở các em;

- Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên làm nền cho việc đề xuất phương pháp dạy học ca dao theo hướng của đề tài đang thực hiện.

Tác giả: Thạch Thị Hồng Khanh; PGS. TS. Nguyễn Xuân Hương (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2018.

Mô tả: 79Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 807.12/Kh107.Vị trí: Phòng đọc.

Mục tiêu nghiên cứu:

Đề xuất các giải pháp về cách thức tổ chức dạy học văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn địa phương Trà Vinh.

Mục tiêu cụ thể:

- Trình bày một cách có hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.. Trên cơ sở đó, xác định cơ sở lý luận về vận dụng phương pháp dạy học Ngữ văn địa phương phần văn học trung đại;

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học NVĐP nói riêng, chất lượng bộ môn Ngữ văn nói chung. Sau đó chúng tôi thiết kế giáo án các văn bản trung đại Việt Nam theo định hướng mà chúng tôi đề ra và tiến hành thực nghiệm giảng dạy các văn bản văn học đã thiết kế để góp phần nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn địa phương, bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn, trách nhiệm tình yêu quê hương đất nước và ý thức gìn giữ, trân trọng, di sản văn hóa địa phương, dân tộc;

- Kiến nghị về phương pháp dạy học, về nội dung chương trình, về kiểm tra đánh giá, về mục tiêu giảng dạy chương trình Ngữ văn địa phương.

 


Trung tâm Học liệu - Phát triển Dạy và Học

Số 126 - Nguyễn Thiện Thành, Khóm 4, phường 5, Thành phố Trà Vinh - Tỉnh Trà Vinh.

Điện thoại: (+84).294.3855246 số nội bộ: 232. Fax: (+84).294.3855217. Email: lrc@tvu.edu.vn