foto1
foto1
foto1
foto1
foto1

294.3855246 - Số nội bộ: 232
lrc@tvu.edu.vn
Liên hệ:



Tác giả: Nguyễn Phước Tân, ThS. Lai Phước Sơn (GV hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2014.

Mô tả: 46Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 639.8 T121. Vị trí: Phòng đọc.

Giới thiệu:

Tôm Thẻ Chân Trắng là đối tượng có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng, thời gian nuôi ngắn (từ 3 đến 3,5 tháng), năng suất cao (trên 4 tấn/hecta) nuôi thâm canh có thể đạt đến 20 tấn/hecta. Nhờ có giá trị dinh dưỡng cao mà hiện nay Tôm Thẻ Chân Trắng đang được người tiêu dùng ở các thị trường lớn ưa chuộng. Mỹ là thị trường tiêu thụ Tôm Thẻ Chân Trắng lớn nhất sau đó là Châu Âu và Nhật Bản

Hiện nay trên thế giới, nghề nuôi tôm là một trong những nghề nuôi trồng phát triển nhất. Trong đó các quốc gia đứng đầu về sản lượng tôm nuôi gồm: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam,… nghề nuôi tôm đem lại lợi nhuận rất cao cho nông hộ, góp phần nâng cao đời sống cho người dân, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế, xã hội của địa phương,… từ đó hạn chế việc khai thác quá mức nguồn lợi thủy hải sản.

Ở nước ta, tiềm năng cho nghề nuôi tôm rất lớn. Nước ta có 3260 km đường bờ biển, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông rạch, hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển và những nơi rất thuận lợi cho việc nuôi trồng các loại thủy sản nước lợ mặn. Tôm Thẻ Chân Trắng lần đầu du nhập vào Việt Nam năm 2000 và được nuôi tại nhiều địa phương như: Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa và sau đó lang rộng ra các tỉnh ven biển trên cả nước. Tính đến hết tháng 6 – 2008, diện tích nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng của Việt Nam đạt hơn 12.400 hecta và đã thu hoạch trên 12.300 tấn.

Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong hai đồng bằng châu thổ lớn, có một hệ thống sông ngòi chằng chịt, với bờ biển dài cùng những điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc phát triển ngành nuôi trồng thủy sản và đã trở thành nơi sản xuất thủy sản chủ lực, chiếm hơn 80% sản lượng thủy sản của cả nước. Nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, đối tượng nuôi và hình thức nuôi củng ngày một đa dạng hơn. Hiện nay mô hình nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng đang ngày càng phát triển mạnh mẽ tại các tỉnh ven biển ĐBSCL như: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh (Trần Viết Mỹ, 2009).

Tuy nhiên, hiện nay chưa có một quy trình nuôi hoàn chỉnh và còn nhiều bất cập hơn nữa đây là đối tượng dễ mắc những bệnh tôm sú, ngoài ra còn mắc hội chứng taura gây dịch bệnh lớn và có thể nhiễm sang đối tượng tôm khác làm thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất thủy sản và môi trường tự nhiên. Chính vì vậy đề tài “Tìm hiểu quy trình nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng công nghiệp trong ao lót bạt” tại trang trại nuôi thủy sản Nguyễn Văn Phùng tại ấp Giồng Dài, xã Hiệp Mỹ Tây, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh đã được tiến hành.

Read more ...

Tác giả: Kim Su Phia, ThS. Nguyễn Thị Hồng Nhi (GV hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2014.

Mô tả: 32Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 639.3 Ph301. Vị trí: Phòng đọc.

Giới thiệu:

Từ những năm đầu thập niên 90, Việt Nam đã xác định thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta và liên tục trong thời gian qua, ngành Thủy Sản đã đạt tốc độ tăng trưởng rất cao, cụ thể năm 1991 sản lượng Thủy Sản mới đạt 700.000 tấn với giá trị kim ngạch đạt 11,2 triệu USD, thì đến năm 2005 sản lượng đạt 3,3 triệu tấn (tăng 4,7 lần) và giá trị kim ngạch đạt 2.650 triệu USD (tăng 236,5 lần), (Bộ thủy sản, 2006).

Khi dân số gia tăng và nhu cầu dinh dưỡng của con người ngày càng cao thì khai thác và NTTS được nhiều người quan tâm hướng đến. Cần khẳng định rằng nguồn lợi Thủy Sản không phải là vô tận nếu khai thác không đi đôi với bảo vệ, tái tạo và phát triển thì nguồn lợi sẽ khánh kiệt. Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng phát triển Thủy Sản trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Với mạng lưới sông ngòi chằng chịt kéo dài từ Lạng Sơn tới mũi Cà Mau, Việt Nam có tiềm năng lớn cho phát triển NTTS với 1.692.878 ha diện tích mặt nước, trong đó 911.740 ha diện tích mặt nước ngọt và 761.138 ha diện tích mặt nước lợ. Diện tích NTTS năm 2002 là 955.101 ha, sản lượng là 976.100 tấn, trong đó NTTS nước ngọt là 42.500 ha với nhiều đối tượng nuôi và mô hình nuôi khác nhau (Bộ thủy sản, 2003).

Cá lóc là một trong những loài cá nước ngọt tiêu biểu ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Cá có chất lượng thịt ngon, giá trị thương phẩm cao, được nhiều người ưa thích.

Trong những năm gần đây, cá lóc là đối tượng nuôi chính ở các mô hình thâm canh trong ao, bè,... Phong trào nuôi cá lóc phát triển mạnh, đặc biệt là cá lóc nhím ở Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh...Nguồn thức ăn cho cá dựa vào, cá tạp nhưng với tình hình nuôi hiện nay cá tạp không đủ đáp úng nhu cầu thức ăn cho cá lóc do đó người nuôi chuyển sang thức ăn công nghiệp.

Trà Vinh là tỉnh ven biển thuộc khu vực ĐBSCL, có diện tích tự nhiên 229.282,87 ha, chiếm 5,7% diện tích khu vực; trong đó diện tích đất nông nghiệp là 187.724,44 ha, chiếm 81,87% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Riêng lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Trà Vinh trong những năm qua đã có bước phát triển khá mạnh. Có thể nói, thời gian qua, lĩnh vực nuôi thủy sản của tỉnh Trà Vinh phát triển khá mạnh ở 03 vùng nước ngọt, lợ và mặn. Hiện có hơn 600 hộ dân ở các huyện: Trà Cú, Tiểu Cần, Châu Thành và Duyên Hải thả nuôi cá lóc theo hình thức thâm canh (công nghiệp) trên diện tích khoảng 76 ha mặt nước; riêng huyện Trà Cú chiếm khoảng 60 ha.

Huyện Trà Cú là khu vực nuôi cá lóc hiệu quả nhất trong tỉnh. Trong những tháng qua, toàn huyện Trà Cú đã có 329 hộ thả nuôi, với số lượng cá lóc giống khoảng 16 triệu con trên diện tích gần 40 ha mặt nước. Nhiều người nuôi cá lóc tại các xã Định An, Đại An, thị trấn Định An và Ngọc Biên đã thu lãi hàng trăm triệu đồng trong mỗi vụ.

Nghề nuôi cá lóc phát triển mạnh theo mô hình thâm canh cũng có nghĩa là các biện pháp về kỹ thuật nuôi, quản lý chất lượng nước, chất lượng thức ăn được nâng cao và quản lý chặt chẽ hơn. Tuy nhiên khi nghề nuôi được thâm canh hóa với việc tăng mật độ nuôi thì vấn đề dịch bệnh xảy ra thường xuyên hơn và là mối nguy hiểm nhất cho nghề nuôi. Đa số các hộ tham gia nuôi cá lóc hiện nay nuôi theo phong trào tự phát, nhỏ lẻ không theo quy hoạch nào, làm cho việc quản lý môi trường và phòng trị bệnh cá lóc gặp không ít khó khăn.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế, đề tài “Tìm hiểu Quy Trình Nuôi Cá Lóc Đầu Nhím (Ophiocephalus sp) Thương Phẩm - Mô hình trình diễn Của Công Ty Tongwei tại huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh’’ được thực hiện.

Read more ...

Tác giả: Huỳnh Tân Chí, ThS. Dương Hoàng Oanh (GV hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2014.

Mô tả: 52Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 639.8 Ch300. Vị trí: Phòng đọc.

Giới thiệu:

Tôm thẻ chân trắng với nhiều ưu điểm vượt trội so với tôm sú như: Thích nghi được với biên độ dao động nhiệt của nước và độ mặn rộng, có sức đề kháng với nhiều bệnh, có thời gian nuôi ngắn, tốc độ sinh trưởng nhanh, có thể nuôi ở mật độ cao, chính vì vậy nên nghề nuôi tôm thẻ chân trắng đã phát triển mạnh.Tuy nhiên, sau một thời gian nuôi dịch bệnh đã phát triển ở nhiều nơi và đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến dịch bệnh bùng phát là do chất lượng con giống không được đảm bảo.

Để phát triển bền vững nghề nuôi tôm thẻ thương phẩm thì vấn đề giải quyết được nguồn giống có chất lượng tốt, sạch bệnh là đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên trong vấn đề sản xuất giống đại trà hiện nay còn nhiều điều đáng quan tâm, thực tế sản xuất hiện nay cho thấy do nhu cầu tôm giống trên thi trường là rất cao nên hàng loạt các trại sản xuất đã ra đời, nhưng để đạt lợi nhuận cao thì việc sử dụng hóa chất, kháng sinh với liều cao đã xảy ra, bên cạnh đó việc tận dụng diện tích ương nuôi và vật liệu sẵng có để tiết kiệm chi phí thì tôm giống được ương trong các bể có thể tích, cấu trúc khác nhau cũng được tiến hành, dẫn đến việc áp dụng các quy trình công nghệ sản xuất khác nhau sẽ cho hiệu quả khác nhau.

Trên cơ sở đó đề tài, “So sánh tỷ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) khi ương ở hai thể tích 2 m3 và 4 m3 trong bể composite”, được tiến hành. Một phần nhằm thực hiện đồ án tốt nghiệp ra trường, một phần nhằm làm hành trang kiến thức sau khi ra trường và làm việc.

Register to read more ...

Tác giả: Huỳnh Phát, ThS. Dương Hoàng Oanh (GV hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2014.

Mô tả: 43Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 639.8 Ph110. Vị trí: Phòng đọc.

Giới thiệu:

Việt Nam có 3260 km bờ biển, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông rạch, hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển cùng với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đã tạo cho nước ta một tiềm năng lớn về nuôi trồng thủy sản nước ngọt, lợ, mặn đặc biệt là nuôi tôm.

Nghề nuôi trồng thủy sản nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ và được đánh giá là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, trong đó nuôi trồng thủy sản nước lợ mặn, đặc biệt là nuôi tôm sú đã đóng góp trên 50% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do môi trường ao nuôi có chiều hướng suy thoái, ô nhiễm, dịch bệnh ngày càng nhiều nên nuôi tôm sú không còn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bởi vì con tôm sú có thời gian sinh trưởng dài 4 đến 5 tháng sau khi nuôi mới thu hoạch nên người nuôi tôm thường gặp những rủi ro và bất lợi nhiều.

Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) là loài tôm rộng muối, rộng nhiệt, có tốc độ sinh trưởng nhanh, khả năng chống chịu tốt hơn tôm sú, thời gian nuôi ngắn có thể tránh được những rủi ro bất lợi về thời tiết, khí hậu, người nuôi có khả năng thu lợi nhuận dễ hơn nuôi tôm sú.

Tuy nhiên, những năm gần đây, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng được mở rộng quá nhanh, nhu cầu con tôm giống quá lớn, hiện tại các cơ sở sản xuất giống có uy tín trong nước chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu đó, phần lớn sử dụng con giống bán trôi nổi trên thị trường chất lượng không đảm bảo, hiệu quả mang lại không cao. Đặc biệt trong thời gian gần đây tình hình dịch bệnh xảy ra ngày càng nhiều nên nhu cầu nguồn tôm sạch có chất lượng cao để nâng cao hiệu quả sản xuất của người nuôi. Với những mục đích trên được sự cho phép của lãnh đạo Bộ môn Thủy Sản khoa Nông Nghiệp Thủy Sản và nhà Trường nên em chọn đề tài tốt nghiệp của mình là:

"Tìm hiểu quy trình ương ấu trùng tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931)” tại trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm thủy sản nước ngọt của Bộ môn Thủy Sản khoa Nông Nghiệp Thủy Sản Trường Đại Học Trà Vinh thuộc Trường Đại Học Trà Vinh.

Register to read more ...

Tác giả: Dương Thái Bình, ThS. Nguyễn Thị Hồng Thắm (GV hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2014.

Mô tả: 35Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 639.8 B312. Vị trí: Phòng đọc.

Giới thiệu:

Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế nước ta hiện nay thì việc đẩy mạnh tốc độ của ngành kinh tế Công - Nông – Ngư Nghiệp nói chung là rất cần thiết để phát triển đất nước. Trong những năm gần đây thì nghề nuôi tôm của nước ta rất phát triển,đặc biệt là nuôi tôm thẻ chân trắng, Tôm thẻ chân trắng là loài thủy sản sinh trưởng nhanh thích nghi với độ mặn tương đối rộng từ 2-35‰, pH từ 7,5-8,5 , hàm lượng oxy hòa tan là khoảng 5-6ppm, độ kiềm khoảng 80-120ppm, nhiệt độ thích hợp 28-32 0 C và mang lai hiểu quả kinh tế cao. Vì thế việc nuôi tôm thẻ chân trắng ở nước ta đã có nhiều bước phát triển vượt bậc. Tiềm năng đất đai, diện tích mặt nước phục vụ cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở nước ta rất lớn, với bờ biển dài 3.260 km và 290.000 ha diện tích bãi biển, mạng lưới sông ngòi chằng chịch. Nếu nuôi theo hình thức nuôi công nghiệp năng suất có thể lên đến 20 tấn/ha/vụ. Sản phẩm từ việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đồng thời giải quyết một lượng lớn việc làm cho người lao động.

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu to lớn của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thì trong những năm gần đây do người dân nuôi tôm còn thiếu hiểu biết về kĩ thuật nuôi dẫn đến năng suất nuôi chưa cao, dịch bệnh xảy ra nhiều, do đó nhằm tìm hiểu quy trình nuôi tôm thẻ hiện nay tại tỉnh Trà Vinh, được sự giúp đỡ của Ban Giám Hiệu Trường Đại học Trà Vinh, Khoa Nông Nghiệp Thủy Sản, đã tạo điều kiện cho em tiếp cận với thực tế và tiến hành làm đề tài “ Nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) tại ấp Cái Già, xã Hiệp Mỹ Đông, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh”.

Read more ...


Trung tâm Học liệu - Phát triển Dạy và Học

Số 126 - Nguyễn Thiện Thành, Khóm 4, phường 5, Thành phố Trà Vinh - Tỉnh Trà Vinh.

Điện thoại: (+84).294.3855246 số nội bộ: 232. Fax: (+84).294.3855217. Email: lrc@tvu.edu.vn