foto1
foto1
foto1
foto1
foto1

294.3855246 - Số nội bộ: 232
lrc@tvu.edu.vn
Liên hệ:



Tác giả: Dương Quốc Thái, ThS. Nguyễn Trường Sinh (GV hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2014.

Mô tả: 46Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 639.3 Th103. Vị trí: Phòng đọc.

Giới thiệu:

Cá Điêu hồng hay Rô phi đỏ (Oreochromis sp) là một loài cá nước ngọt thuộc họ Cá Rô phi (Cichlidae) có nguồn gốc hình thành từ lai tạo. Tên gọi Điêu hồng được dịch từ tiếng Trung Quốc. Cá Điêu hồng là loài cá đang được thị trường ưa chuộng và là một trong những loại cá được nuôi phổ biến nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Sau khi nuôi thử nghiệm và phát triển đại trà thời gian gần đây ở vùng ĐBSCL. Theo các chuyên gia ngành thủy sản, cá Điêu hồng chủ yếu được tiêu thụ ở nội địa, chưa có thị trường xuất khẩu nên đã ảnh hưởng đến việc mở rộng qui mô nuôi loại cá này, nguyên nhân cá tăng giá mạnh là do cung không đủ cầu, ở một số địa phương đang xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc nên người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang dùng cá Điêu hồng nhiều hơn.

Đồng Tháp là một trong các tỉnh của ĐBSCL có nguồn nước ngọt quanh năm và hệ thống kênh rạch chằng chịt nên rất dễ phát triển nghề nuôi cá nước ngọt trong đó có nghề nuôi cá Điêu hồng trong lồng bè. Cụ thể, năm 2006 là trên 1.800 bè, đến năm 2007 giảm xuống còn hơn 500 bè. Năm 2008 số lượng bè tăng lên gần 800 bè, năm 2009 tăng lên trên 1.000 bè và đến năm 2010 thì giảm xuống còn trên 800 bè đến năm 2013 bè tăng lên là 1200 bè. Hiện tại, toàn tỉnh Đồng Tháp có 1.765 bè nuôi cá điêu hồng tập trung nhiều ở hai con sông Tiền và sông Hậu, mỗi vụ nuôi cho sản lượng trên 13.000 tấn.

Với sự phát triển nghề nuôi cá Điêu hồng trong lồng bè tại Đồng Tháp và được sự chấp thuận của Ban Lãnh Đạo nhà trường, khoa Nông nghiệp – Thủy Sản và Bộ môn Thủy Sản, tôi tiến hành thực hiện đồ án “Tìm hiểu mô hình nuôi cá điêu hồng (Oreochromis sp) tại cồn Phú Thuận, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp” nhằm nắm rõ hơn về nghề nuôi cũng như quy trình nuôi cá Điêu hồng thương phẩm trong lồng bè tại Cồn Phú Thuận, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.

Read more ...

Tác giả: Đỗ Minh Xuân, ThS. Nguyễn Thị Trúc Linh (GV hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2014.

Mô tả: 34Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 639.8 X502. Vị trí: Phòng đọc.

Giới thiệu:

Tôm chân trắng được nuôi vào khoảng thập niên 80 (FAO Fishery Statistic, 2011). Đến năm 1992, chúng đã được nuôi phổ biến trên thế giới, nhưng chủ yếu tập trung ở các nước Nam Mỹ (Wedner & Rosenberry, 1992). Khi đó nhiều nước Châu Á đã tìm cách hạn chế phát triển tôm chân trắng do sợ lây bệnh cho tôm sú. Cho đến năm 2003 thì các nước châu Á bắt đầu nuôi đối tượng này và sản lượng tôm chân trắng trên thế giới đạt khoảng 1 triệu tấn, từ đó sản lượng tôm liên tục tăng nhanh qua các năm, đến năm 2010 sản lượng tôm đạt khoảng 2,7 triệu tấn.(FAO, 2011). Đến năm 2012 sản lượng tôm đạt khoảng 4 triệu tấn (GOAL 2013). Các nước nuôi tôm chủ yếu trên thế giới gồm Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Brazil, Ecuador, Mexico, Venezuela, Honduras, Guatemala, Nicaragua, Belize, Việt Nam, …(FAO, 2012). Trong đó Trung Quốc có sản lượng cao nhất thế giới đạt khoảng 1,3 triệu tấn vào năm 2012 (GOAL, 2012). Hình thức nuôi chủ yếu là thâm canh và siêu thâm canh.

Tôm chân trắng được đưa vào Việt Nam năm 2001 và được nuôi thử nghiệm tại 3 công ty: Công ty Duyên Hải (Bạc Liêu), Công ty Việt Mỹ (Quảng Ninh) và công ty Asia Hawaii (Phú Yên) (Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn 2010). Đầu năm 2008, nhận thấy thị trường thế giới đang có xu hướng tiêu thụ mạnh mặt hàng tôm chân trắng của Thái Lan, Trung Quốc… và sản phẩm tôm sú nuôi của Việt Nam bị cạnh tranh mạnh, hiệu quả sản xuất thấp do dịch bệnh. Ngày 25/01/2008, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS về việc phát triển nuôi tôm chân trắng tại các tỉnh phía Nam. Từ đó diện tích và sản lượng tôm thẻ chân trắng không ngừng được tăng lên. Năm 2012 sản lượng nuôi tôm chân trắng với hình thức thâm canh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là 4.460kg/ha, chiến khoảng 94% của cả nước (Tổng cục thủy sản, 2013).

Theo báo cáo của Phòng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Huyện Cầu Ngang, toàn huyện có 1.971 hộ thả nuôi tôm thẻ trên diện tích hơn 1.360 ha. Kết thúc vụ tôm, nông dân trong huyện đã thu hoạch được 3.750 tấn tôm thẻ thương phẩm. Chỉ có 211 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng bị lỗ, trong khi số hộ bị thua lỗ do nuôi tôm sú lên đến 1.462 hộ. Tuy diện tích thả nuôi tôm thẻ chỉ chiếm gần bằng phân nửa so với nuôi tôm sú, nhưng sản lượng tôm thẻ lại vượt hơn gần 800 tấn (Bảo Trung, 2013).

Nhận thấy việc đưa giống tôm chân trắng vào nuôi thâm canh vào ao nuôi mang lại hiệu quả về kinh tế khá cao, ít dịch bệnh và tỉ lệ thua lổ so số tôm sú thấp hơn. Vì thế, đề tài “Thực Nghiệm Nuôi Tôm Chân Trắng Công Nghiệp Theo Quy Trình Khép kín” tại huyện Cầu Ngang được tiến hành nhằm góp phần ứng dụng kỷ thuật và phát triển nghề nuôi tôm chân trắng tại địa phương.

Read more ...

Tác giả: Bùi Văn Khánh; GVHD: ThS. Nguyễn Thị Trúc Linh.

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2014.

Mô tả: 75Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 639.8 Kh107. Vị trí: Phòng đọc.

Giới thiệu:

Tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei là loài tôm kinh tế được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng. Trong vòng 5 năm trở lại đây, nhiều nước khu vực châu Á như Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan đã nhập vào nuôi cho năng suất cao và có hiệu quả (Bộ thủ y sản trung tâm khu y ến ngư quốc gia, 2004). Nhờ có giá trị dinh dưỡng cao, dễ nuôi nhanh lớn và sản lượng cao nên tôm thẻ chân trắng được nuôi phổ biến ở Tây bán cầu. Từ năm 2008 được cho phép của Bộ Nông Nghiệp và PTNT nhiều địa phương trong cả nước đã phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng nhằm đa dạng đối tượng nuôi (Trần Việt Mỹ, 2009). Ở Việt Nam tôm thẻ chân trắng đang được đưa vào nuôi thương phẩm ở nhiều địa phương ven biển và trên cả nước từ Quảng Ninh, Hà Tỉnh, Phú Yên đến Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang (Lâm Thái Xuyên, 2011).

Trà Vinh là một tỉnh đồng bằng ven biển, với số lượng sông ngòi kênh rạch dày đặc. Do đó rất thuận lợi cho nghề nuôi trồng thủ y sản, đặc biệt là con tôm thẻ chân trắng đang trở thành mặt hàng xuất khẩu của tỉnh nhà.

Hiện nay ở Trà Vinh phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng đang được đưa vào phát triển mạnh với nhiều hình thức nuôi như nuôi quản canh, quản canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh đang được ưa chuộng phát triển rộng rãi, tuy nhiên vấn đề về dịch bệnh, kỹ thuật nuôi quản lý môi trường nước còn gặp nhiều khó khăn. Vì môi trường nước trong ao nuôi ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh trưởng của tôm. Nên việc quản lý các yếu tố môi trường nước cần được quan tâm và nghiên cứu nhiều hơn trong nuôi tôm thẻ chân trắng hiện nay. Chính vì vậy tôi xin tham gia thực hiện đề tài tốt nghiệp của mình “Khảo sát các yếu tố môi trường nước pH và Độ kiềm ảnh hưởng đến sinh trưởng của tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei”.

Register to read more ...


Trung tâm Học liệu - Phát triển Dạy và Học

Số 126 - Nguyễn Thiện Thành, Khóm 4, phường 5, Thành phố Trà Vinh - Tỉnh Trà Vinh.

Điện thoại: (+84).294.3855246 số nội bộ: 232. Fax: (+84).294.3855217. Email: lrc@tvu.edu.vn