Tác giả: Đỗ Minh Xuân, ThS. Nguyễn Thị Trúc Linh (GV hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2014.

Mô tả: 34Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 639.8 X502. Vị trí: Phòng đọc.

Giới thiệu:

Tôm chân trắng được nuôi vào khoảng thập niên 80 (FAO Fishery Statistic, 2011). Đến năm 1992, chúng đã được nuôi phổ biến trên thế giới, nhưng chủ yếu tập trung ở các nước Nam Mỹ (Wedner & Rosenberry, 1992). Khi đó nhiều nước Châu Á đã tìm cách hạn chế phát triển tôm chân trắng do sợ lây bệnh cho tôm sú. Cho đến năm 2003 thì các nước châu Á bắt đầu nuôi đối tượng này và sản lượng tôm chân trắng trên thế giới đạt khoảng 1 triệu tấn, từ đó sản lượng tôm liên tục tăng nhanh qua các năm, đến năm 2010 sản lượng tôm đạt khoảng 2,7 triệu tấn.(FAO, 2011). Đến năm 2012 sản lượng tôm đạt khoảng 4 triệu tấn (GOAL 2013). Các nước nuôi tôm chủ yếu trên thế giới gồm Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Brazil, Ecuador, Mexico, Venezuela, Honduras, Guatemala, Nicaragua, Belize, Việt Nam, …(FAO, 2012). Trong đó Trung Quốc có sản lượng cao nhất thế giới đạt khoảng 1,3 triệu tấn vào năm 2012 (GOAL, 2012). Hình thức nuôi chủ yếu là thâm canh và siêu thâm canh.

Tôm chân trắng được đưa vào Việt Nam năm 2001 và được nuôi thử nghiệm tại 3 công ty: Công ty Duyên Hải (Bạc Liêu), Công ty Việt Mỹ (Quảng Ninh) và công ty Asia Hawaii (Phú Yên) (Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn 2010). Đầu năm 2008, nhận thấy thị trường thế giới đang có xu hướng tiêu thụ mạnh mặt hàng tôm chân trắng của Thái Lan, Trung Quốc… và sản phẩm tôm sú nuôi của Việt Nam bị cạnh tranh mạnh, hiệu quả sản xuất thấp do dịch bệnh. Ngày 25/01/2008, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS về việc phát triển nuôi tôm chân trắng tại các tỉnh phía Nam. Từ đó diện tích và sản lượng tôm thẻ chân trắng không ngừng được tăng lên. Năm 2012 sản lượng nuôi tôm chân trắng với hình thức thâm canh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là 4.460kg/ha, chiến khoảng 94% của cả nước (Tổng cục thủy sản, 2013).

Theo báo cáo của Phòng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Huyện Cầu Ngang, toàn huyện có 1.971 hộ thả nuôi tôm thẻ trên diện tích hơn 1.360 ha. Kết thúc vụ tôm, nông dân trong huyện đã thu hoạch được 3.750 tấn tôm thẻ thương phẩm. Chỉ có 211 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng bị lỗ, trong khi số hộ bị thua lỗ do nuôi tôm sú lên đến 1.462 hộ. Tuy diện tích thả nuôi tôm thẻ chỉ chiếm gần bằng phân nửa so với nuôi tôm sú, nhưng sản lượng tôm thẻ lại vượt hơn gần 800 tấn (Bảo Trung, 2013).

Nhận thấy việc đưa giống tôm chân trắng vào nuôi thâm canh vào ao nuôi mang lại hiệu quả về kinh tế khá cao, ít dịch bệnh và tỉ lệ thua lổ so số tôm sú thấp hơn. Vì thế, đề tài “Thực Nghiệm Nuôi Tôm Chân Trắng Công Nghiệp Theo Quy Trình Khép kín” tại huyện Cầu Ngang được tiến hành nhằm góp phần ứng dụng kỷ thuật và phát triển nghề nuôi tôm chân trắng tại địa phương.