Tác giả: Dương Thái Bình, ThS. Nguyễn Thị Hồng Thắm (GV hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2014.

Mô tả: 35Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 639.8 B312. Vị trí: Phòng đọc.

Giới thiệu:

Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế nước ta hiện nay thì việc đẩy mạnh tốc độ của ngành kinh tế Công - Nông – Ngư Nghiệp nói chung là rất cần thiết để phát triển đất nước. Trong những năm gần đây thì nghề nuôi tôm của nước ta rất phát triển,đặc biệt là nuôi tôm thẻ chân trắng, Tôm thẻ chân trắng là loài thủy sản sinh trưởng nhanh thích nghi với độ mặn tương đối rộng từ 2-35‰, pH từ 7,5-8,5 , hàm lượng oxy hòa tan là khoảng 5-6ppm, độ kiềm khoảng 80-120ppm, nhiệt độ thích hợp 28-32 0 C và mang lai hiểu quả kinh tế cao. Vì thế việc nuôi tôm thẻ chân trắng ở nước ta đã có nhiều bước phát triển vượt bậc. Tiềm năng đất đai, diện tích mặt nước phục vụ cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở nước ta rất lớn, với bờ biển dài 3.260 km và 290.000 ha diện tích bãi biển, mạng lưới sông ngòi chằng chịch. Nếu nuôi theo hình thức nuôi công nghiệp năng suất có thể lên đến 20 tấn/ha/vụ. Sản phẩm từ việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đồng thời giải quyết một lượng lớn việc làm cho người lao động.

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu to lớn của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thì trong những năm gần đây do người dân nuôi tôm còn thiếu hiểu biết về kĩ thuật nuôi dẫn đến năng suất nuôi chưa cao, dịch bệnh xảy ra nhiều, do đó nhằm tìm hiểu quy trình nuôi tôm thẻ hiện nay tại tỉnh Trà Vinh, được sự giúp đỡ của Ban Giám Hiệu Trường Đại học Trà Vinh, Khoa Nông Nghiệp Thủy Sản, đã tạo điều kiện cho em tiếp cận với thực tế và tiến hành làm đề tài “ Nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) tại ấp Cái Già, xã Hiệp Mỹ Đông, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh”.