foto1
foto1
foto1
foto1
foto1

294.3855246 - Số nội bộ: 232
lrc@tvu.edu.vn
Liên hệ:



Tác giả: Kim Su Phia, ThS. Nguyễn Thị Hồng Nhi (GV hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2014.

Mô tả: 32Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 639.3 Ph301. Vị trí: Phòng đọc.

Giới thiệu:

Từ những năm đầu thập niên 90, Việt Nam đã xác định thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta và liên tục trong thời gian qua, ngành Thủy Sản đã đạt tốc độ tăng trưởng rất cao, cụ thể năm 1991 sản lượng Thủy Sản mới đạt 700.000 tấn với giá trị kim ngạch đạt 11,2 triệu USD, thì đến năm 2005 sản lượng đạt 3,3 triệu tấn (tăng 4,7 lần) và giá trị kim ngạch đạt 2.650 triệu USD (tăng 236,5 lần), (Bộ thủy sản, 2006).

Khi dân số gia tăng và nhu cầu dinh dưỡng của con người ngày càng cao thì khai thác và NTTS được nhiều người quan tâm hướng đến. Cần khẳng định rằng nguồn lợi Thủy Sản không phải là vô tận nếu khai thác không đi đôi với bảo vệ, tái tạo và phát triển thì nguồn lợi sẽ khánh kiệt. Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng phát triển Thủy Sản trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Với mạng lưới sông ngòi chằng chịt kéo dài từ Lạng Sơn tới mũi Cà Mau, Việt Nam có tiềm năng lớn cho phát triển NTTS với 1.692.878 ha diện tích mặt nước, trong đó 911.740 ha diện tích mặt nước ngọt và 761.138 ha diện tích mặt nước lợ. Diện tích NTTS năm 2002 là 955.101 ha, sản lượng là 976.100 tấn, trong đó NTTS nước ngọt là 42.500 ha với nhiều đối tượng nuôi và mô hình nuôi khác nhau (Bộ thủy sản, 2003).

Cá lóc là một trong những loài cá nước ngọt tiêu biểu ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Cá có chất lượng thịt ngon, giá trị thương phẩm cao, được nhiều người ưa thích.

Trong những năm gần đây, cá lóc là đối tượng nuôi chính ở các mô hình thâm canh trong ao, bè,... Phong trào nuôi cá lóc phát triển mạnh, đặc biệt là cá lóc nhím ở Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh...Nguồn thức ăn cho cá dựa vào, cá tạp nhưng với tình hình nuôi hiện nay cá tạp không đủ đáp úng nhu cầu thức ăn cho cá lóc do đó người nuôi chuyển sang thức ăn công nghiệp.

Trà Vinh là tỉnh ven biển thuộc khu vực ĐBSCL, có diện tích tự nhiên 229.282,87 ha, chiếm 5,7% diện tích khu vực; trong đó diện tích đất nông nghiệp là 187.724,44 ha, chiếm 81,87% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Riêng lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Trà Vinh trong những năm qua đã có bước phát triển khá mạnh. Có thể nói, thời gian qua, lĩnh vực nuôi thủy sản của tỉnh Trà Vinh phát triển khá mạnh ở 03 vùng nước ngọt, lợ và mặn. Hiện có hơn 600 hộ dân ở các huyện: Trà Cú, Tiểu Cần, Châu Thành và Duyên Hải thả nuôi cá lóc theo hình thức thâm canh (công nghiệp) trên diện tích khoảng 76 ha mặt nước; riêng huyện Trà Cú chiếm khoảng 60 ha.

Huyện Trà Cú là khu vực nuôi cá lóc hiệu quả nhất trong tỉnh. Trong những tháng qua, toàn huyện Trà Cú đã có 329 hộ thả nuôi, với số lượng cá lóc giống khoảng 16 triệu con trên diện tích gần 40 ha mặt nước. Nhiều người nuôi cá lóc tại các xã Định An, Đại An, thị trấn Định An và Ngọc Biên đã thu lãi hàng trăm triệu đồng trong mỗi vụ.

Nghề nuôi cá lóc phát triển mạnh theo mô hình thâm canh cũng có nghĩa là các biện pháp về kỹ thuật nuôi, quản lý chất lượng nước, chất lượng thức ăn được nâng cao và quản lý chặt chẽ hơn. Tuy nhiên khi nghề nuôi được thâm canh hóa với việc tăng mật độ nuôi thì vấn đề dịch bệnh xảy ra thường xuyên hơn và là mối nguy hiểm nhất cho nghề nuôi. Đa số các hộ tham gia nuôi cá lóc hiện nay nuôi theo phong trào tự phát, nhỏ lẻ không theo quy hoạch nào, làm cho việc quản lý môi trường và phòng trị bệnh cá lóc gặp không ít khó khăn.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế, đề tài “Tìm hiểu Quy Trình Nuôi Cá Lóc Đầu Nhím (Ophiocephalus sp) Thương Phẩm - Mô hình trình diễn Của Công Ty Tongwei tại huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh’’ được thực hiện.


Trung tâm Học liệu - Phát triển Dạy và Học

Số 126 - Nguyễn Thiện Thành, Khóm 4, phường 5, Thành phố Trà Vinh - Tỉnh Trà Vinh.

Điện thoại: (+84).294.3855246 số nội bộ: 232. Fax: (+84).294.3855217. Email: lrc@tvu.edu.vn