Tác giả: Bùi Văn Khánh; GVHD: ThS. Nguyễn Thị Trúc Linh.

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2014.

Mô tả: 75Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 639.8 Kh107. Vị trí: Phòng đọc.

Giới thiệu:

Tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei là loài tôm kinh tế được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng. Trong vòng 5 năm trở lại đây, nhiều nước khu vực châu Á như Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan đã nhập vào nuôi cho năng suất cao và có hiệu quả (Bộ thủ y sản trung tâm khu y ến ngư quốc gia, 2004). Nhờ có giá trị dinh dưỡng cao, dễ nuôi nhanh lớn và sản lượng cao nên tôm thẻ chân trắng được nuôi phổ biến ở Tây bán cầu. Từ năm 2008 được cho phép của Bộ Nông Nghiệp và PTNT nhiều địa phương trong cả nước đã phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng nhằm đa dạng đối tượng nuôi (Trần Việt Mỹ, 2009). Ở Việt Nam tôm thẻ chân trắng đang được đưa vào nuôi thương phẩm ở nhiều địa phương ven biển và trên cả nước từ Quảng Ninh, Hà Tỉnh, Phú Yên đến Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang (Lâm Thái Xuyên, 2011).

Trà Vinh là một tỉnh đồng bằng ven biển, với số lượng sông ngòi kênh rạch dày đặc. Do đó rất thuận lợi cho nghề nuôi trồng thủ y sản, đặc biệt là con tôm thẻ chân trắng đang trở thành mặt hàng xuất khẩu của tỉnh nhà.

Hiện nay ở Trà Vinh phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng đang được đưa vào phát triển mạnh với nhiều hình thức nuôi như nuôi quản canh, quản canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh đang được ưa chuộng phát triển rộng rãi, tuy nhiên vấn đề về dịch bệnh, kỹ thuật nuôi quản lý môi trường nước còn gặp nhiều khó khăn. Vì môi trường nước trong ao nuôi ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh trưởng của tôm. Nên việc quản lý các yếu tố môi trường nước cần được quan tâm và nghiên cứu nhiều hơn trong nuôi tôm thẻ chân trắng hiện nay. Chính vì vậy tôi xin tham gia thực hiện đề tài tốt nghiệp của mình “Khảo sát các yếu tố môi trường nước pH và Độ kiềm ảnh hưởng đến sinh trưởng của tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei”.

Register to read more ...