foto1
foto1
foto1
foto1
foto1

294.3855246 - Số nội bộ: 232
lrc@tvu.edu.vn
Liên hệ:



Tác giả: Lộc Tí; ThS. Lê Thị Diễm Phúc (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2019.

Mô tả: 60Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 372.632/ T300. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Thứ nhất là khái quát về các vấn đề về cơ sở lí luận để làm cơ sở cho việc nghiên cứu của đề tài như hệ thống bài tập, ý nghĩa của việc vận dụng bài tập trong việc cải thiện chính tả cho học sinh, đặc điểm ngôn ngữ Khmer để thấy được những đặc trưng trong ngôn ngữ Khmer có ảnh hưởng đến vấn đề chỉnh tả của học sinh. Thứ hai là khái quát về những vấn đề liên quan đến thực tiễn như những lỗi chính tả mà học sinh thường mắc phải nhất, đặc điểm tâm lí – nhận thức của học sinh lớp 9 trong giờ học chính tả sách giáo khoa Tiếng Khmer quyển 4. Thứ ba cũng là mục tiêu quan trọng nhất của đề tài là chú trọng vào việc thiết kế hệ thống bài tập đa dạng về hình thức với nhiều mức độ nhận thức để giúp học sinh có thể cải thiện được khả năng viết chính tả của mình. Thứ tư: đề tài cũng hướng đến việc đưa ra một số lưu ý trong việc thiết kế bài tập chính tả cho học sinh.

 

Tác giả: Thạch Thị So Phia; ThS. Tăng Văn Thòn (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2019.

Mô tả: 54Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 372.6/ Ph301. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Thiết kế sơ đồ tư duy soạn giảng phần củng cố cho tất cả các đơn vị bài Ngữ pháp trong SGK Tiếng Khmer Quyển 6 để giúp học sinh củng cố lại các chi tiết quan trọng của bài học thành một sơ đồ dạng mở, sử dụng các đường nét, hình ảnh, kí tự để diễn tả lại nội dung bài học dễ thuộc, dễ nhớ, góp phần cải thiện hiệu quả của hoạt động dạy và học phân môn Ngữ pháp Khmer, tạo cho học sinh có sự hứng thú trong học tập, tương tác qua lại với học sinh nhằm đánh giá năng lực của từng học sinh tránh trường hợp học vẹt học cho qua để kịp thời tìm ra giải pháp khắc phục góp phần nâng cao chất lượng học môn Ngữ văn Khmer.

 

Tác giả: Thạch Thị Đa Ri; ThS. Thạch Thị Thanh Loan (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2019.

Mô tả: 69Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 372.6/ R300. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Sau khi phân tích, tổng hợp lý thuyết để làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi tiến hành thiết kế giáo án dạy học theo chủ đề cho phân môn Tập đọc, SGK Tiếng Khmer quyển 3. Qua đó, nhằm góp phần vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó, đề tài còn là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề dạy học theo chủ đề, góp phần đổi mới phương pháp dạy học một cách hiệu quả.

 

Tác giả: Thạch Sâm Bô; ThS. Bùi Thị Luyến (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2019.

Mô tả: 58Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 372.623/ B450. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Thông qua đề tài này, chúng tôi muốn tìm hiểu về những cơ sở lý luận, thực tiễn của PPDH, trong đó có PPGT. Sau đó, chúng tôi sẽ tiến hành vận dụng vào việc giảng dạy Ngữ văn Khmer nói chung và phân môn TLV tiếng Khmer quyển 5 nói riêng. Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là tìm hiểu, phân tích để thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của PPGT, tìm ra những ưu, nhược điểm của phương pháp trong việc giảng dạy TLV. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể vận dụng vào giảng dạy môn Ngữ văn Khmer ở tại các trường DTNT, PT hiện nay. Đối với PPGT không chỉ giúp cho HS có khả năng vận dụng được những lý thuyết đã học để áp dụng vào thực hành các văn bản trong quá trình giao tiếp. PPGT là PP có vai trò rất lớn và đang được sử dụng rộng rãi trong việc dạy tiếng nói chung và dạy tiếng Khmer nói riêng. Khi vận dụng PP này trong việc dạy tiếng và Ngữ văn Khmer nói chung, người GV cần chú ý đến hai mặt chủ yếu là phải giúp HS vận dụng lý thuyết giao tiếp và nhận thức được nhân tố giao tiếp. Đó là nhằm giúp HS phát triển về mặt kiến thức, cũng như trong việc hình thành những kĩ năng, kĩ xảo về lĩnh vực nghe, nói, đọc và viết bằng Ngôn ngữ Khmer. Đặc biệt là giúp cho HS có khả năng tự viết được bài văn Khmer, cũng như viết được những văn bản Khmer thường được sử dụng trong đời sống hằng ngày. Vì vậy, việc vận dụng PPGT là một yếu tố quan trọng trong việc dạy học nói chung và dạy TLV Khmer nói riêng. Với đề tài nghiên cứu này, không những giúp ích cho bản thân chúng tôi trong việc giảng dạy tiếng Khmer, còn giúp chúng tôi càng hiểu rõ hơn về cách thức thực hiện PPGT, cũng như những cách thức sử dụng trong việc thiết kế những hoạt động dạy học, nhằm phục vụ trong việc giảng dạy Ngữ văn Khmer nói chung và phân môn TLV nói riêng.

 

Tác giả: Danh Thị Lương; ThS. Bùi Thị Luyến (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2019.

Mô tả: 61Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 807.12/ L561. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Thứ nhất là khái quát về các vấ đề cơ sở lý luận để làm cơ sở cho việc nghiên cứu của đề tài như vấn đề chung về dạy học tích hợp, các vấn đề lý luận về dạy học tiếng Khmer. Thứ hai là khái quát về những vấn đề liên quan đến thực tiễn như Mục đích, nội dung phương pháp dạy học của chương trình SGK tiếng Khmer quyển 4 và chương trình SGK Tiếng Khmer quyển 4. Thứ ba là mục tiêu quan trọng của đề tài nhằm hướng đến việc thiết kế bài dạy học tích hợp tích cực nhằm giúp học sinh vận dụng tích hợp những kiến thức bài học đạt hiệu quả cao. Thứ tư là một số vấn đề thực nghiệm tại trường PT DTNT THCS huyện Cầu Ngang.

 


Trung tâm Học liệu - Phát triển Dạy và Học

Số 126 - Nguyễn Thiện Thành, Khóm 4, phường 5, Thành phố Trà Vinh - Tỉnh Trà Vinh.

Điện thoại: (+84).294.3855246 số nội bộ: 232. Fax: (+84).294.3855217. Email: lrc@tvu.edu.vn