foto1
foto1
foto1
foto1
foto1

294.3855246 - Số nội bộ: 232
lrc@tvu.edu.vn
Liên hệ:



Tác giả: Nguyễn Thị Trúc Linh; PGS. TS Trương Quốc Phú (Người hướng dẫn Khoa học).

Trường ĐH Cần Thơ. Năm: 2011

Mô tả: 71Tr, kích thước: 21x29 cm

Số định danh: . Vị trí: Phòng đọc.

Tóm tắt:

Nghiên cứu ảnh hưởng của NH3 và H2S lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và chất lượng thịt của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) được thực hiện tại Trường Đại học Trà Vinh. Nghiên cứu này gồm các thí nghiệm: (i) xác định giá trị LC50–96h của NH3 và LC50–24h của H2S; (ii) xác định tiêu hao oxy của cá tra ở các nồng độ NH3, H2S khác nhau (đối chứng, an toàn, LC10, LC20 và LC50) và (iii) xác định ảnh hưởng của NH3, H2S (đối chứng, an toàn, LC10, và LC20) lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và chất lượng thịt của cá tra. Các thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại trong bể composite 500 L.

Kết quả thí nghiệm đã xác định được giá trị LC50-96 giờ của NH3 là 3,98 mg/L (pH=8 và t0=280c) và giá trị LC50-24 giờ của H2S là 0,66 mg/l (pH=7 và to=28oc). Tiêu hao oxy của cá ở các nghiệm thức nồng độ NH3 (an toàn, LC10, LC20 và LC50) lần lượt là 406,6 mgO2/kg/h, 295,2 mgO2/kg/h, 291,9 mgO2/kg/h và 620,3 mgO2/kg/h. Tiêu hao oxy của cá ở các nghiệm thức nồng độ an toàn, LC10, LC20 của NH3 thấp và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng (565,3 mgO2/kg/h), nhưng ở nồng độ LC50 thì tiêu hao oxy của cá (620,3 mgO2/kg/h) khác biệt không có ý nghĩa so với đối chứng. Tiêu hao oxy của cá ở các nghiệm thức nồng độ H2S (an toàn, LC10, LC20 và LC50) lần lượt là 492,5 mgO2/kg/h, 438,5 mgO2/kg/h, 396,9 mgO2/kg/h và 369,2 mgO2/kg/h. Nồng độ H2S càng cao thì tiêu hao oxy càng giảm và khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng (567,2 mgO2/kg/h). Tốc độ sinh trưởng tương đối của cá ở nghiệm thức nồng độ an toàn của NH3 (0,18%/ngày) và LC10 (0,12%/ngày) thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng (0,56%/ngày). Tỉ lệ sống của cá ở nghiệm thức LC10 (86,7%) và LC20 (71,7%) khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng (96,7%). Tương tự, tốc độ sinh trưởng tương đối của cá ở các nghiệm thức nồng độ an toàn của H2S (0,36%/ngày), LC10 (0,34%) và LC20 (-0.07%/ngày) thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng (0,57%/ngày). Tỉ lệ sống của cá ở nghiệm thức nồng độ LC10 (75%) và LC20 (55%) của H2S thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng (95%). Kết quả đánh giá cảm quan cho thấy rằng NH3 và H2S có ảnh hưởng đến chất lượng thịt cá. Nghiệm thức đối chứng cho kết quả tốt nhất (19,11 (NH3) và 18,9 (H2S)/20 điểm) trong khi các nghiệm thức khác chỉ ở mức khá.

Register to read more ...

Tác giả: Nguyễn Thị Mộng Nhi; PGS. TS Nguyễn Nhựt Xuân Dung(Người hướng dẫn Khoa học).

Trường ĐH Cần Thơ. Năm: 2011

Mô tả: 84Tr, kích thước: 21x29 cm

Số định danh: . Vị trí: Phòng đọc.

 

Register to read more ...

Tác giả: Lê Văn Đông; TS. Nguyễn Đức Hiền (Người hướng dẫn Khoa học).

Trường ĐH Cần Thơ. Năm: 2011

Mô tả: 81Tr, kích thước: 21x29 cm

Số định danh: . Vị trí: Phòng đọc.

Mục tiêu của đề tài:

- Xác định tình hình nuôi vịt tại tỉnh Trà Vinh (tổng đàn, dịch bệnh xảy ra từ năm 2007 - 2010) nhằm để xác định vùng lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm.

- Xác định tỷ lệ nhiễm E. Coli trên đàn vịt chạy đồng tại tỉnh Trà Vinh.

- Định nhóm gây bệnh và tình hình nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn E. Coli  gây bệnh trên đàn vịt chạy đồng tại tỉnh Trà Vinh.

- Đề xuất qui trình phòng và trị bệnh do nhiễm vi khuẩn E. Coli trong nuôi vịt chạy đồng một cách hiệu quả.

Register to read more ...

Tác giả: Đặng Hòa Thái; PGS. TS Nguyễn Ngọc Đệ (người hướng dẫn khoa học).

Trường Đại học Cần Thơ. Năm: 2011.

Mô tả: 95Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 633.1 Th103. Vị trí: Phòng Tự nghiên cứu.

Tóm tắt:

Nghiên cứu “Đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại huyện Thới Lai thành phố Cần Thơ” được thực hiện thông qua phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị và phân tích hồi qui tương quan. Kết quả khảo sát 120 nông hộ cho thấy, với 1 ha đất sản xuất, lợi nhuận của người trồng lúa đạt 33,79 triệu đồng/năm. Hiệu quả sản xuất của người trồng lúa được thể hiện qua các tỷ số tài chính. Cụ thể: tỷ suất lợi nhuận/chi phí là 1,00; tỷ suất lợi nhuận/doanh thu là 0,47; tỷ suất lợi nhuận/lao động là 284.033. Hiệu quả sản xuất bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: Tuổi chủ hộ, giới tính, kinh nghiệm sản xuất, diện tích đất sản xuất, tập huấn kỹ thuật và vốn đầu tư…

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mô hình gồm: (1) tuổi của chủ hộ; (2) diện tích sản xuất; (3) tập huấn kỹ thuật; và (4) vốn đầu tư. Trong kênh thị trường lúa gạo của Thới Lai có sự tham gia của các tác nhân như: người trồng lúa, thương lái, nhà máy xay xát, công ty và người bán sỉ/bán lẻ để cung cấp cho người tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Trong chuỗi giá trị gạo cho thị trường nội địa, tổng giá trị gia tăng của 1 kg gạo là 4.038 ngàn đồng. Phân phối giá trị gia tăng cho các tác nhân tham gia như sau: nông dân (60,9%), thương lái (4,8%), nhà máy xay xát (2,3%), công ty (7,9%) và bán sỉ, bán lẻ (24,1%). Tuy giá trị gia tăng thuần của nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất nhưng về thu nhập thì công ty là tác nhân có thu nhập cao nhất, chiếm (32,6%) trong tổng thu nhập của toàn chuỗi; thương lái chiếm 26,8%; nông dân chiếm 26,0%; còn lại là các tác nhân khác.

Tuy đạt được kết quả như trên nhưng trong thực tế quá trình sản xuất và kinh doanh của các tác nhân còn gặp không ít những khó khăn thách thức và nghiên cứu đã đề xuất những giải pháp cụ thể cho từng tác nhân và giải pháp chung để phát triển ngành hàng lúa gạo trong thời gian tới.

 


Trung tâm Học liệu - Phát triển Dạy và Học

Số 126 - Nguyễn Thiện Thành, Khóm 4, phường 5, Thành phố Trà Vinh - Tỉnh Trà Vinh.

Điện thoại: (+84).294.3855246 số nội bộ: 232. Fax: (+84).294.3855217. Email: lrc@tvu.edu.vn