foto1
foto1
foto1
foto1
foto1

294.3855246 - Số nội bộ: 232
lrc@tvu.edu.vn
Liên hệ:



Tác giả: Trần Trọng Hiếu; PGS. TS. Nguyễn Hữu Hiệp (người hướng dẫn khoa học).

Trường Đại Cần Thơ. Năm: 2015.

Mô tả: 159Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 579.3 H309. Vị trí: Phòng đọc.

Mục tiêu của luận văn:

Phân lập và tuyển chọn được các dòng VKNS ở cây Trinh nữ (Mimosa pudica L.) tại tỉnh Trà Vinh có các đặc tính tốt như tính kháng khuẩn, khả năng cố định đạm, tổng hợp IAA, hòa tan lân khó tan nhằm để ứng dụng sản xuất phân vi sinh thay thế phân bón hóa học phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp, vừa tăng năng suất cây trồng lại vừa giảm chi phí phân bón và công lao động, đồng thời giúp hạn chế ô nhiễm môi trường đất canh tác. Mặt khác còn có ứng dụng hiệu quả trong lĩnh vực y vi sinh nhằm sản xuất các loại thuốc kháng sinh thảo dược thay thế một phần thuốc kháng sinh tân dược có nguồn gốc hóa học, giúp điều trị bệnh ở người và vật nuôi mà không gây ra tình trạng kháng thuốc hay tác dụng phụ.

Register to read more ...

Tác giả: Lê Quốc Duy. PGS.TS. Nguyễn Minh Chơn (người hướng dẫn khoa học)

Trường Đại học Cần Thơ. Năm: 2014.

Mô tả: 53Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 660.6 D523. Vị trí: Phòng đọc.

Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của luận văn:

Khảo sát hàm lượng lycopene từ một số loại trái cây sẵn có ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nhằm góp phần nâng cao giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị kinh tế của chúng.

Khảo sát hàm lượng nước, hàm lượng carbohydrate tổng số, vitamin C, β-carotene và lycopene có trong Xoài, Dưa hấu, Đu đủ, và Lêkima. Đánh giá hàm lượng lycopene được ly trích bằng dung môi hữu cơ (n-hexane) của các nguyên liệu chọn thí nghiệm.

Khảo sát ảnh hưởng của chất chống oxy hóa Butylated hydroxytoluene (BHT) đến hàm lượng lycopene trong quá trình ly trích.

Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian đến hàm lượng lycopene trong quá trình bảo quản.

Register to read more ...

Tác giả: Nguyễn Ngọc Trai; TS. Nguyễn Văn Thành (người hướng dẫn khoa học).

Trường ĐH Cần Thơ. Năm: 2011.

Mô tả: 64Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 660.6 Tr103. Vị trí: Phòng Tự nghiên cứu.

Tóm tắt:

Với mục đích tìm ra dòng Lactobacillus sp. có những đặc tính tốt để có thể sản xuất chế phẩm probiotic và bacteriocin nhằm hạn chế và tiến đến không sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Với định hướng đó đề tài “Phân lập vi khuẩn Lactobacillus sp. có khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh gan thận mủ và đốm đỏ trên cá tra” được tiến hành. Nghiên cứu đạt kết quả như sau: 45 dòng Lactobacillus sp. đã được phân lập tách ròng từ dạ dày – ruột của cá tra và cá rô phi thu ở 5 tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trong số 45 dòng Lactobacillussp. phân lập, 43 dòng có khả năng ức chế cả Edwardsiellaictaluri và Aeromonashydrophila gây bệnh gan thận mủ và đốm đỏ ở cá tra khi được kiểm tra bằng phương pháp nhỏ giọt. Chỉ có dòng Lb12 tạo ra bacteriocin ức chế hai loài vi khuẩn gây bệnh trên khi được kiểm tra bằng phương pháp khuếch tán giếng thạch. Thành phần môi trường nuôi cấy có ảnh hưởng lên sự tổng hợp bacteriocin của dòng Lb12. Yeast extract được bổ sung 2% và 3% vào môi trường MRS làm tăng gấp đôi hoạt tính của bacteriocin (160 AU/ml) so với môi trường đối chứng MRS (80 AU/ml). Tuy nhiên, sự bổ sung 1% (w/v) Tween 80 hoặc 2% (w/v) NaCl,…lại làm giảm hoạt tính của bacteriocin chỉ còn 40 AU/ml. Kết quả định danh bằng phương pháp giải trình tự đoạn gen 16S ribosomal RNA cho thấy dòng Lb12 đồng hình 100% với Lactobacillussuntoryeus LH5. Nghiên cứu này cho thấy dòng Lb12 có thể được sử dụng để sản xuất probiotics và bacteriocin. Từ khóa: Aeromonas hydrophila, bacteriocin, Edwardsiella ictaluri, kháng khuẩn, Lactobacillus.

 


Trung tâm Học liệu - Phát triển Dạy và Học

Số 126 - Nguyễn Thiện Thành, Khóm 4, phường 5, Thành phố Trà Vinh - Tỉnh Trà Vinh.

Điện thoại: (+84).294.3855246 số nội bộ: 232. Fax: (+84).294.3855217. Email: lrc@tvu.edu.vn