foto1
foto1
foto1
foto1
foto1

294.3855246 - Số nội bộ: 232
lrc@tvu.edu.vn
Liên hệ:



Tác giả: Kiên Thị Quýt Tha, PGS. TS. Phan An (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2016.

Mô tả: 93Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 392.5 Th100.

Mục tiêu nghiên cứu:

Tìm hiểu nguồn gốc, giải mã biểu tượng hoa cau trong phong tục cưới của người Khmer, qua đó nhằm làm sáng tỏ quan niệm của dân tộc Khmer về việc sử dụng hoa cau trong ngày cưới.

Register to read more ...

Tác giả: Trương Minh Hiếu, TS. Nguyễn Thị Huệ (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2016.

Mô tả: 88Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 393.1 H309.

Mục tiêu nghiên cứu:

Thông qua điền dã, khảo sát thực tế để tìm hiểu những đặc điểm, các giá trị, ý nghĩa và những biến đổi trong tục hạ cốt của người Khmer Nam Bộ. Cung cấp những thông tin, cơ sở khoa học để góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống của người Khmer.

Register to read more ...

Tác giả: Nguyễn Văn Linh, TS. Phan Quốc Anh (người hướng dẫn khoa học).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2016.

Mô tả: 99Tr. Kính thước: 30cm. Số định danh: 394.26959758 L312.

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn.

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu sâu về quan niệm tín ngưỡng, nhân sinh quan thế giới quan, qua đó hiểu thêm về phong tục tập quán, đời sống vật chất tinh thần của người Raglai.

Đề tài hướng đến mục đích nghiên cứu sâu lễ hội Ăn đầu lúa, qua đó xác định những giá trị văn hóa nhân văn, vai trò, vị trí của lễ hội trong đời sống tâm linh của người Raglai.

Qua nghiên cứu lễ hội Ăn đầu lúa tác giả luận văn cũng cố gắng tìm ra nguy cơ mai một của bản sắc dân tộc của người Raglai, từ đó đưa ra những đề xuất, khuyến nghị để có các phương pháp bảo tồn tốt hơn các giá trị văn hóa của một tộc người chưa thật sự được nhiều ngành, nhiều cấp quan tâm đến.

Register to read more ...

Tác giả: Phan Thị Diệp Thúy, PGS. TS. Nguyễn Tri Nguyên (người hướng dẫn khoa học).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2015.

Mô tả: 110Tr. Kính thước: 30cm. Số định danh: 390.0959792 Th523.

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn.

Nghiên cứu chợ cũng là một phương cách để nhận biết các đặc trưng văn hóa của con người trong thời gian văn hóa ở một vùng đất. Thực ra, chợ là hình thái trao đổi cổ xưa nhất của loài người, qua đó mà phát triển thành lĩnh vực thương mại như ngày nay. Chức năng thương mại là một trong các nhân tố chủ đạo của quá trình đô thị hóa, đồng thời cũng là một thành tố văn hóa trong quá trình phát triển xã hội. Nghiên cứu chợ trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân để góp phần nhận biết các nhu cầu, quy luật vận động và phát triển đời sống văn minh hiện đại trong không gian văn hóa của một vùng đất.

Nghiên cứu chợ của người Việt Nam Bộ, với các hình thức đa dạng của nó trong nền văn minh sông nước, có thể giúp nhận thức rõ hơn về quá trình tạo lập và thích nghi của chủ thể người Việt trong quá trình định cư nơi vùng đất mới, góp phần phác họa bức tranh văn hóa đặc sắc về chợ của người Việt Nam Bộ, qua đó có thể hiểu biết đầy đủ hơn về các nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của người Việt ở vùng đất này. Do đó, việc nghiên cứu chợ đêm cũng là một phương cách để nhận biết các đặc trưng văn hóa của con người trong thời gian văn hóa ở một vùng đất ở đồng bằng sông Cửu Long. Nhất là ở vùng đất Hậu Giang. Nghiên cứu chợ đêm trong đời sống vật chất, tinh thần của người dân thành phố Vị Thanh tại tỉnh Hậu Giang trong bối cảnh văn hóa chợ miền Tây Nam Bộ qua hiện trạng mua bán, trao đổi hàng hóa của người dân, việc thưởng thức ẩm thực, giải trí trong thời gian nhàn rỗi để nhận diện một loại hình chơ đô thị đang hình thành ở vùng này.

Từ đó đưa ra các giải pháp bảo tồn và phát triển chợ đêm để giải quyết kịp thời, giúp cho việc kinh doanh chợ đêm đạt hiệu quả tối ưu, tích cực góp phần nâng cao đời sống văn hoá của cư dân vùng đất này. Mục tiêu chính của luận văn nhằm góp phần phác họa bức tranh văn hóa đặc sắc về chợ đêm của người cư dân đồng bằng sông Cửu Long, qua đó có thể hiểu biết đầy đủ hơn về các nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của người dân thành phố Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) đang định cư ở vùng đất này.

Register to read more ...

Tác giả: Đinh Thị Thì Dung, PGS. TS. Phan An (người hướng dẫn khoa học).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2016.

Mô tả: 136Tr. Kính thước: 30cm. Số định danh: 390.0959787 D513.

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn.

Công trình nghiên cứu này nhằm tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển nghề gốm Vĩnh Long, đánh giá một cách căn cơ các yếu tố tác động đến các nghề này. “Gốm” đã tác động đến tâm thức cũng như suy nghĩ của con người Vĩnh Long về đất và nghề như thế nào. Qua công trình này sẽ giúp cho chúng ta hiểu hơn về giá trị văn hóa trong nghề và làng nghề. Qua đó việc cần được giữ gìn, phát huy trong giai đoạn hiện nay là điều rất cần thiết. Gắn kết hoạt động du lịch trong các làng nghề, đó cũng là một hướng giúp làng nghề tồn tại và phát triển. Nghề gốm đã ảnh hưởng đến người dân làm nghề như thế nào, tính cộng đồng cũng như những tập tục hay kiêng kỵ trong làng nghề..

Register to read more ...


Trung tâm Học liệu - Phát triển Dạy và Học

Số 126 - Nguyễn Thiện Thành, Khóm 4, phường 5, Thành phố Trà Vinh - Tỉnh Trà Vinh.

Điện thoại: (+84).294.3855246 số nội bộ: 232. Fax: (+84).294.3855217. Email: lrc@tvu.edu.vn