foto1
foto1
foto1
foto1
foto1

294.3855246 - Số nội bộ: 232
lrc@tvu.edu.vn
Liên hệ:



Tác giả: Bùi Hữu Nghĩa, TS. Mai Mỹ Duyên (người hướng dẫn khoa học).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2015.

Mô tả: 112Tr. Kính thước: 30cm. Số định danh: 781.588 Ngh301.

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn.

Với mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; đồng thời giới thiệu sinh hoạt văn hóa của quê hương Bến Tre thông qua một loại hình nghệ thuật là Nhạc Lễ tang. Để thực hiện mục đích trên, luận văn sẽ hướng tới những mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau:

- Kế thừa kết quả nghiên cứu của những người đi trước để hệ thống (một cách tương đối) đặc điểm của Nhạc Lễ tang. Qua đó đánh giá vai trò của Nhạc Lễ trong đám tang nói riêng và trong đời sống văn hóa cộng đồng nói chung.

- Khảo sát việc thực hành Nhạc Lễ tang trong đời sống cộng đồng để xác định những yếu tố bị biến đổi…. Những yếu tố đó xuất phát từ những nguyên nhân nào đã làm ảnh hưởng đến sự biến đổi của Nhạc Lễ hiện nay.

- Phân tích chức năng của Nhạc Lễ, những tác động khách quan và chủ quan ảnh hưởng tiêu cực đến Nhạc Lễ tang dựa trên khung lý thuyết trong nghiên cứu văn hóa, từ đó đề ra các khuyến nghị về việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của Nhạc Lễ tang.

Register to read more ...

Tác giả: Lâm Minh Lý; PGS. TS. Phạm Tiết Khánh (người hướng dẫn khoa học).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2015.

Mô tả: 112Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 294.30959799 L600. Vị trí: Phòng Tự nghiên cứu.

Mục tiêu của luận văn:

- Khảo sát những yếu tố sinh hoạt tôn giáo được bảo lưu và thay đổi, nhận diện nguyên nhân thay đổi, đánh giá những mặt tích cực, hạn chế của những thay đổi trong sinh hoạt tôn giáo của bà con phật tử Khmer Sóc Trăng. Trên cơ sở đó góp phần phát huy các giá trị văn hóa tích cực trong sinh hoạt tôn giáo trên cơ sở giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Khmer.

- Từ các nguồn tư liệu, tài liệu được tiếp cận kết hợp với khảo sát thực tế để làm tư liệu dẫn chứng cho luận văn, tiến hành phân tích, so sánh để tìm ra nguyên nhân của sự thay đổi này.

 

Tác giả: Phạm Văn Thức; PGS. TS. Nguyễn Xuân Hương (người hướng dẫn khoa học).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2016.

Mô tả: 145Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 394.260959795 Th552. Vị trí: Phòng đọc.

Mục tiêu của luận văn:

Thông qua việc nghiên cứu “Lễ hội đình Tà Niên” (xã Vĩnh Hòa Hiệp) là để tìm hiểu thêm tổng quan về xã Vĩnh Hoà Hiệp và đình Tà Niên, tìm hiểu các lễ và hội của đình Tà Niên, tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong lễ hội, vai trò của lễ hội trong đời sống tinh thần của người dân và thực trạng của lễ hội. Qua đó, làm rõ giá trị lễ hội đình Tà Niên nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống lễ hội đình Tà Niên xã Vĩnh Hòa Hiệp.

Register to read more ...

Tác giả: Trần Lê Diệu Tiên; PGS. TS. Ngô Minh Oanh (người hướng dẫn khoa học).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2016.

Mô tả: 107Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 306.430959792 T305. Vị trí: Phòng đọc.

Mục tiêu của luận văn:

- Căn cứ vào đặc điểm, tình hình chung của tỉnh Hậu Giang nói chung và của Tp. Vị Thanh nói riêng cũng như khảo sát các trường THPT của Tp. Vị Thanh tìm ra những yếu tố tác động đến VHHĐ của các trường THPT Tp. Vị Thanh của tỉnh Hậu Giang.

- Thấy được những biểu hiện của VHHĐ đồng thời phải phân tích, đánh giá và rút ra nhận xét.

-Trên cơ sở đó tìm ra giải pháp xây dựng nền VHHĐ ngày càng tốt đẹp và phát triển bền vững hơn.

 

Tác giả: Phan Thị Diệp Thúy; PGS. TS. Nguyễn Tri Nguyên (người hướng dẫn khoa học).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2015.

Mô tả: 110Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 390.0959792 Th523. Vị trí: Phòng đọc.

Mục tiêu của luận văn:

Nghiên cứu chợ cũng là một phương cách để nhận biết các đặc trưng văn hóa của con người trong thời gian văn hóa ở một vùng đất. Thực ra, chợ là hình thái trao đổi cổ xưa nhất của loài người, qua đó mà phát triển thành lĩnh vực thương mại như ngày nay. Chức năng thương mại là một trong các nhân tố chủ đạo của quá trình đô thị hóa, đồng thời cũng là một thành tố văn hóa trong quá trình phát triển xã hội. Nghiên cứu chợ trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân để góp phần nhận biết các nhu cầu, quy luật vận động và phát triển đời sống văn minh hiện đại trong không gian văn hóa của một vùng đất.

Nghiên cứu chợ của người Việt Nam Bộ, với các hình thức đa dạng của nó trong nền văn minh sông nước, có thể giúp nhận thức rõ hơn về quá trình tạo lập và thích nghi của chủ thể người Việt trong quá trình định cư nơi vùng đất mới, góp phần phác họa bức tranh văn hóa đặc sắc về chợ của người Việt Nam Bộ, qua đó có thể hiểu biết đầy đủ hơn về các nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của người Việt ở vùng đất này. Do đó, việc nghiên cứu chợ đêm cũng là một phương cách để nhận biết các đặc trưng văn hóa của con người trong thời gian văn hóa ở một vùng đất ở đồng bằng sông Cửu Long. Nhất là ở vùng đất Hậu Giang. Nghiên cứu chợ đêm trong đời sống vật chất, tinh thần của người dân thành phố Vị Thanh tại tỉnh Hậu Giang trong bối cảnh văn hóa chợ miền Tây Nam Bộ qua hiện trạng mua bán, trao đổi hàng hóa của người dân, việc thưởng thức ẩm thực, giải trí trong thời gian nhàn rỗi để nhận diện một loại hình chơ đô thị đang hình thành ở vùng này.

Từ đó đưa ra các giải pháp bảo tồn và phát triển chợ đêm để giải quyết kịp thời, giúp cho việc kinh doanh chợ đêm đạt hiệu quả tối ưu, tích cực góp phần nâng cao đời sống văn hoá của cư dân vùng đất này. Mục tiêu chính của luận văn nhằm góp phần phác họa bức tranh văn hóa đặc sắc về chợ đêm của người cư dân đồng bằng sông Cửu Long, qua đó có thể hiểu biết đầy đủ hơn về các nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của người dân thành phố Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) đang định cư ở vùng đất này.

Register to read more ...


Trung tâm Học liệu - Phát triển Dạy và Học

Số 126 - Nguyễn Thiện Thành, Khóm 4, phường 5, Thành phố Trà Vinh - Tỉnh Trà Vinh.

Điện thoại: (+84).294.3855246 số nội bộ: 232. Fax: (+84).294.3855217. Email: lrc@tvu.edu.vn