foto1
foto1
foto1
foto1
foto1

294.3855246 - Số nội bộ: 232
lrc@tvu.edu.vn
Liên hệ:



Tác giả: Huỳnh Văn Bé Hai; PGS. TS. Trần Hồng Liên (người hướng dẫn khoa học).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2015.

Mô tả: 123Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 394.26959787. Vị trí: Phòng đọc.

Mục tiêu của luận văn:

- Làm rõ ý nghĩa, giá trị của lễ hội “Lăng Ông Tiền Quân Thống Chế Điều Bát”.

- Nhận diện được vai trò của “Lễ hội Lăng Ông Tiền Quân Thống Chế Điều Bát” đối với đời sống văn hóa tinh thần của người dân Trà Ôn, Vĩnh Long của ba dân tộc: Kinh, Khmer, Hoa cộng cư ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long và một số khu vực lận cận.

Register to read more ...

Tác giả: Trần Thị Thùy Dương; TS. Mai Mỹ Duyên (người hướng dẫn khoa học).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2015.

Mô tả: 162Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 659.143 D561. Vị trí: Phòng đọc.

Mục tiêu của luận văn:

- Hệ thống cơ sở lý luận về văn hóa, truyền thông đại chúng và quảng cáo truyền hình làm nền tảng cho việc nghiên cứu đề tài; đồng thời mô tả diễn trình lịch sử quảng cáo ở Việt Nam.

- Nêu thực trạng hoạt động tràn lan của quảng cáo truyền hình trên cơ sở so sánh quảng cáo trên Đài Truyền hình Việt Nam với các đài trong khu vực.

- Phân tích và đánh giá những thành tựu và hạn chế của quảng cáo truyền hình; đặc biệt những ảnh hưởng, tác động của văn hóa quảng cáo đến đời sống xã hội. Căn cứ kết quả nghiên cứu, luận văn đề xuất một số khuyến nghị để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quảng cáo hiện nay.

Register to read more ...

Tác giả: Trương Lê Minh Thông;  TS. Lâm Nhân (người hướng dẫn khoa học).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2015.

Mô tả: 164Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 390.0959787 Th455. Vị trí: Phòng đọc.

Mục tiêu của luận văn:

- Tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của chợ nổi Trà Ôn.

- Xác định thực trạng sinh hoạt văn hóa của cư dân chợ nổi Trà Ôn, bao gồm: văn hóa bảo đảm đời sống, văn hóa xã hội, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, thể thao....

- Xác định các yếu tố tác động đến sự biến đổi sinh hoạt văn hóa của cư dân chợ nổi Trà Ôn và một số đánh giá – dự báo xu hướng biến đổi của chợ nổi. Chợ nổi là một thành tố văn hóa vô cùng độc đáo ở vùng đất Cửu Long, hầu hết các tỉnh ở miền Tây đều có chợ nổi, có chợ phát triển cực thịnh nhưng có chợ lại không mấy ai ghé thăm. Trong tình hình phát triển văn hóa xã hội như hiện nay thì ngay cả những chợ được coi là tiêu biểu nhất ở vùng đất Chín Rồng này cũng đang dần có nguy cơ mất đi, và những nét văn hóa độc đáo cũng dần bị mai một. Vì vậy, trong khả năng nghiên cứu có hạn, tác giả chỉ chọn chợ nổi Trà Ôn khách thể nghiên cứu và các đặc điểm trong sinh hoạt văn hóa của cư dân chợ nổi nơi đây là đối tượng nghiên cứu.

Register to read more ...

Tác giả: Võ Văn Sự;  TS. Nguyễn Xuân Hương (người hướng dẫn khoa học).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2015.

Mô tả: 143Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 394.2640959799 S550. Vị trí: Phòng đọc.

Mục tiêu của luận văn:

Tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc, tiến trình, những biến đổi và xu hướng phát triển của lễ hội Ok om bok ở Sóc Trăng. Ngoài ra, luận văn cũng quan tâm tìm hiểu những ý nghĩa, giá trị và vai trò của lễ hội trong văn hóa tinh thần của người Khmer tại Sóc Trăng.

Register to read more ...

Tác giả: Võ Văn Sơn;  TS. Nguyễn Phúc Nghiệp (người hướng dẫn khoa học).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2015.

Mô tả: 166Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 390.0959783 S463. Vị trí: Phòng đọc.

Mục tiêu của luận văn:

Thực hiện đề tài “Văn hóa chợ ở Tiền Giang”, tác giả mong muốn khái quát một cách chân thực, sinh động, khoa học về: lịch sử hình thành, ý nghĩ và vai trò của hệ thống chợ ở Tiền Giang đối với đời sống văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người dân vùng đất mới.

Vì thế, luận văn sẽ tập trung phác họa những nét cơ bản nhất về: các kiểu họp chợ đặc trưng; phương thức trao đổi mua bán, đo lường, vận chuyển hàng hóa; cơ cấu tổ chức quản lý chợ; chợ trong phong tục, tập quán, tín ngưỡng; những kiêng kỵ trong kinh doanh, ngôn ngữ giao tiếp ở chợ và văn học dân gian (tục ngữ, thành ngữ, ca dao, hò, vè và những lời ru, lối rao hàng). Trên cơ sở đó, cho chúng ta thấy được những giá trị vô giá của di sản văn hóa chợ mà người dân Tiền Giang đã tạo dựng được trong quá trình khẩn hoang và phát triển kinh tế.

Ngoài ra, nghiên cứu văn hóa chợ ở Tiền Giang cũng là một phương pháp để “giải mã”các đặc trưng về: ngôn ngữ, lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội,... của cư dân tỉnh nhà. Đồng thời, việc nghiên cứu này còn bổ sung một phần tư liệu cho việc nghiên cứu văn hóa chợ ở Nam Bộ nói chung.

Register to read more ...


Trung tâm Học liệu - Phát triển Dạy và Học

Số 126 - Nguyễn Thiện Thành, Khóm 4, phường 5, Thành phố Trà Vinh - Tỉnh Trà Vinh.

Điện thoại: (+84).294.3855246 số nội bộ: 232. Fax: (+84).294.3855217. Email: lrc@tvu.edu.vn