foto1
foto1
foto1
foto1
foto1

294.3855246 - Số nội bộ: 232
lrc@tvu.edu.vn
Liên hệ:



Tác giả: Thạch Thị LinĐa.

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2015

Mô tả: 109Tr, kích thước: 21x29 cm

Số định danh: . Vị trí: Phòng đọc.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

Cần làm rõ được tính truyền thống của nghề dệt chiếu của người Khmer Trà Vinh, được thể hiện ở tính cố kết cộng đồng và vai trò của người phụ nữ trong nghề dệt chiếu.

Nghiên cứu các giá trị vật chất và giá trị tinh thần của nghề dệt chiếu của người Khmer Trà Vinh.

Nghiên cứu thực trạng bảo tồn và phát triển của nghề dệt chiếu truyền thống của người Khmer Trà Vinh từ đó có thể phát huy được giá trị về hoạt động du lịch trong các làng nghề tại địa phương . Từ đó đề xuất một số giải pháp vào công cuộc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của làng nghề.

Register to read more ...

Tác giả: Phạm Tiết Khánh; PGS. TS. Phạm Thu Yến (Người hướng dẫn Khoa học).

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Năm: 2007

Mô tả: 291Tr, kích thước: 21x29 cm. Số định danh: 398.209597 Kh107. Vị trí: Phòng Tự nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu của luận án:

- Khảo sát những nét cơ bản nội dung và nghệ thuật cơ bản của 3 ba thể loại: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích.

- Phân tích và chỉ ra một số đặc điểm cơ bản những motif cơ bản của ba thểl oại trên trong sự lý giải với mối quan hệ tộc người.

- Nghiên cứu mối quan hệ giữa 3 thể loại trên với văn hóa dân gian dân tộc KhơMe.

- Bước đầu so sánh văn học dân gian KhơMe Nam bộ với văn học dân gian người Việt và văn học dân gian một số nước Đông Nam Á.

 

Tác giả: Cao Văn Bé Tư. PGS. TS. Huỳnh Quốc Thắng (người hướng dẫn khoa học).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2015. Mô tả: 157Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 306.068 / T550. Vị trí: Phòng Tài nguyên nội sinh.

Tóm tắt:

Văn hóa doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp; trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp, chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích. Xây dựng được văn hóa doanh nghiệp là đã tìm ra được tấm thảm bay thần kỳ cho doanh nghiệp.

Toàn cầu hóa kinh tế yêu cầu doanh nghiệp phải phát triển nhanh v à mạnh để có thể tồn tại bền vững. Vai trò của công nghệ kỹ thuật trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời đại ngày nay chỉ mang tính chất tạm thời; không lâu dài. Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố tạo nên tính cạnh tranh lâu dài nhờ khả năng định hướng về tư duy chiếc lược, tạo bản sắc riêng trong từng hoạt động của doanh nghiệp, tạo nên tinh thần, môi trường làm việc hiệu quả.

Xuất phát điểm thấp kém của nền kinh tế, quan niệm xã hội khắc khe về kinh doanh và nghề kinh doanh, sự tồn tại lâu dài cơ chế tập trung quan liêu bao cấp …. Đã dẫn đến tình hình phát triển doanh nghiệp ở nước ta còn chậm so với nhịp độ phát triển của thế giới. Doanh nghiệp đa số có qui mô nhỏ, chưa có bản sắc văn hóa trong kinh doanh, kém năng động, chưa chuyên nghiệp, chưa bắt kịp với những đòi hỏi của đổi mới; ích lợi của cộng đồng, an toàn sức khỏe của người lao động chưa được quan tâm đúng mức; tình trạng vi phạm pháp luật, kinh doanh gian dối vẫn còn phổ biến; thiếu những nhà lãnh đạo doanh nghiệp có trình độ, hiểu biết để kiến tạo văn hóa doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long chưa đạt tiêu chuẩn chung quốc gia, những thế mạnh của bản sắc văn hóa dân tộc ta chưa được khơi gợi đúng mực trong kinh doanh.

Trong từng giai đoạn lích sử, kinh tế nước ta đều đi qua thời đại, cần phải nhận thức rõ nguyên nhân, trên cơ sở học tập kinh nghiệm của các nước phát triểnđi trước để có hướng khắc phục nhanh chóng, hiệu quả.

Bên cạnh những khó khăn thách thức, các doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long cũng có những thuận lợi tạo tiền đề và là động lực để khắc phục những khó khăn đang là rào cản trên bước đường xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Long. Để xây dựng được nền văn hóa doanh nghiệp tại các doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long cần định hướng việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải đảm bảo đạt được trình độ chung của thế giới và mang bản sắc dân tộc, đảm bảo hội nhập chứ không hòa tan.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp yêu cầu sự đồng tâm hiệp lực của toàn thể nhân viên, ban lãnh đạo doanh nghiệp. Bên cạnh đó là vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng những thể chế xã hội, kinh tế, chính trị, pháp luật tốt đẹp nhầm hỗ trợ, định hướng doanh nghiệp trong công cuộc kiến tại văn hóa doanh nghiệp.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp đối với doanh nghiệp cũng như đối với Nhà nước cần những bước đi, giải pháp cụ thể, cần phải xác định được ta đang ở đâu, đích đến của ta là gì và những hành động nào cần thiết để đi đến đích.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần kết hợp sức mạnh của những giá trị văn hóa truyền thống và sức mạnh của tri thức thời đại và một lòng quyết tâm cao độ của cả doanh nghiệp và Nhà nước để rút ngắn khoảng cách và trình độ phát triển giữa doanh nghiệp trong nước và thế giới một cách nhanh nhất. Tất cả các doanh nghiệp đều cùng nhau hướng đến việc xây dựng văn hóa tại doanh nghiệp mình nhằm tạo môi trường lao động lành mạnh, tốt đẹp góp phần vào sự phát triển của tỉnh Vĩnh Long mói riêng và của Việt Nam nói chung.

 

Tác giả: Thạch Sâm Nang. PGS. TS. Phan An (người hướng dẫn khoa học).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2015.

Mô tả: 241Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 390.0959786 / N106.

Tóm tắt:

Văn hóa Khmer là một bộ phận cấu thành văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Mỗi dân tộc anh em đó đều có những giá trị văn hóa đặc sắc, đã góp phần tạo nên nền văn hóa Việt Nam – một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng tôn giáo. Tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân. Những sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội lành mạnh của dân tộc đều được các nhà chùa, các nhà sư mà quan trọng hơn, là vai trò sư cả là người có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động ở trong chùa, kể cả đời sống của các vị sư, duy trì giáo luật, các tín ngưỡng lễ hội của dân tộc.

So với các dân tộc hiện đang cư trú ở trong huyện Cầu Kè thì dân tộc Khmer là dân tộc có mặt ở vùng này khá sớm. Từ khi người Kinh, người Hoa đến địa bàn này cư trú, thì các dân tộc cộng cư ở đây đã cùng nhau gắn bó trong suốt quá trình khai khẩn biến vùng đất hoang sình lầy, ngập mặn trở thành một vùng đồng bằng trù phú. Đồng thời các dân tộc đã đoàn kết chặt chẽ trong cuộc đấu tranh chống phong kiến bóc lột và thực dân đế quốc xâm lược. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu sẽ góp vào việc thực hiện chính sách dân tộc chính sách của Đảng, Nhà nước đối với dân tộc Khmer trước hết là ở Cầu Kè. Để có được nhận thức đúng đắn, đầy đủ về dân tộc Khmer và văn hóa Khmer cũng như so với mặt bằng chung của cả nước, thông qua đó nâng cao ý thức và năng lực thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm củng cố sự đoàn kết giữa các dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn, góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta, chống lại những hoạt động xuyên tạc phá hoại của kẻ thù...

Với vai của trò sư cả đối với hoạt Phật giáo có một vị trí quan trọng. Trong những năm qua tình hình tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn huyện Cầu Kè. Tôn giáo đã có những đóng góp tích cực cho nền văn hoá của dân tộc góp phần tạo nên bản sắc văn hoá độc đáo của dân tộc Việt Nam và ngay tại huyện Cầu Kè, Trà Vinh với những lý do đó tôi chọn đề tài làm đề tài “ Vai trò của sư cả đối với đời sống văn hóa của người Khmer ở huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh” làm đề tài luận văn của mình.

 

Tác giả: Thạch Chane Vitu. PGS. TS. Phạm Tiết Khánh (người hướng dẫn khoa học).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2015.

Mô tả: 241Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 792.09597/ V314. Vị trí: Phòng Tự nghiên cứu.

Tóm tắt:

Dù Kê ra đời có sự tiếp biến giữa các loại hình sân khấu Nam Bộ như sân khấu Rô băm, sân khấu Dù Kê,Sân khấu Hát Tiều, Cải Lương . Kịch bản sân khấu Dù Kê là một thể tài chiếm vị trí quan trọng trong quần chúng xem nghệ thuật. Do đó, kịch bản sẽ mang một hình thức biểu diễn để chuyển tải, tuyên truyền sâu rộng, góp phần giữ gìn, phát huy văn học dân gian. Bản thân chọn đề tài nghiên cứu “Kịch bản sân khấu Dù Kê từ văn học dân gian Khmer”.

Chương 1: Sự hình thành từ đầu thế kỷ XIX đến 1930 bắt đầu phát triển và gây nhiều ấn tượng, chiếm vị trí trong quần chúng Việt, Khmer, Hoa từ năm 1934, kể cả nước bạn Campuchia. Dù kê có sự tiếp biến giữa các loại hình sân khấu ở Nam Bộ như về lối diễn, trang phục, ngôn từ (sử dụng tiếng Việt, Khmer, Hoa, Pháp), bài hát, và bài nhạc môhôry ở Campuchia được bổ sung.

Giới thiệu khái quát về văn hóa tộc người Khmer ở Nam Bộ, để làm rõ về sự ảnh hưởng về các loại hình nghệ thuật sân khấu và kịch bản truyện cổ. Song đó, tộc người Khmer ở Campuchia và Nam Bộ - Việt Nam có chung nền văn học dân gian rất sâu đậm qua ba giai đoạn lịch sử. Từ văn học dân gian mà sân khấu Dù Kê đã chuyển tải ngữ văn dân gian (truyện cổ tích) và nghệ thuật dân gian (trang trí, hội họa, âm nhạc). Các loại hình nghệ thuật là những yếu tố hỗ trợ cho sân khấu Dù Kê thành một chỉnh thể nguyên hợp, là loại hình đặc trưng của người Khmer Nam Bộ.

Chương 2: Kịch bản của các đoàn nghệ thuật ở tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Trà Vinh đã phân loại, tóm tắt nội dung và phân tích giá trị của kịch bản từ truyện cổ của người Khmer. Phân tích, so sánh với một số kịch bản vay mượn từ kịch bản truyện cổ của người Việt, truyện cổ của nước ngoài và sử thi Ramyana của Ấn độ.

Từ nội dung kịch bản truyện cổ được chia thành bốn nội dung: Đề cao tinh thần nhân đạo và niềm tin tôn giáo; Phản ánh những xung đột gay gắt trong các mối quan hệ xã hội; Ca ngợi cái đẹp, cái thiện; Phê phán cái xấu, cái ác.

Về giá trị văn hóa: Văn hóa giải trí mang nét đặc trưng xã hội nông nghiệp, qua những con người nông dân sau những ngày lao động cực nhọc, luôn tìm đến sinh hoạt tinh thần gắn liền với tín ngưỡng tôn giáo mà họtôn thờ. Nghệ thuật biểu diễn được tổ chức trình diễn với loại hình sân khấu Rô băm, ca hát cộng đồng (âm nhạc, dân ca, àday) và sân khấu Dù Kê đáp ứng nhu cầu giải trí mạnh mẽ hơn.

Văn hóa nhận thức: Sự dung hợp văn hóa tộc người, sự dung hòa về tín ngưỡng tôn giáo và sự tích hợp các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống: ca – múa – nhạc – kịch trong diễn xướng kịch bản truyện cổ. Các yếu tố đã cho thấy sự đoàn kết ba dân tộc Việt – Khmer – Hoa qua quá trình cộng cư, giao lưu văn hóa, phong tục, tôn giáo tâm linh tại vùng đất Nam Bộ và sự dung hòa về tín ngưỡng tôn giáo đã trở thành cái chung của cộng đồng tộc người ở Nam Bộ.

Sân khấu Dù Kê bao giờ hết nó chứa đựng giá trị giáo dục cao, cái hư cấu nhưng lại rất hiện thực, lòng nhân đạo, cao cả của con người. Vừa mang đậm tôn giáo, vừa khơi dậy giá trị đạo đức xã hội, và cái xấu được phơi bày, sáng tỏ.

Chương 3: Từ nội dung và giá trị nghệ thuật trong kịch bản truyện cổ, khảo sát thực trạng về nhu cầu thưởng thức sân khấu Dù Kê cho thấy khán giả thích xem. Dù Kê là sản phẩm của người dân, là nhu cầu giải trí trong văn hóa tinh thần.

Một số giải pháp tổ chức trại sáng tác kịch bản, từ tác phẩm tham dự trại sáng tác, có những giải pháp cụ thể về Hội thi sáng tác kịch bản sân khấu Dù Kê, mang ý nghĩa về sự tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc, văn học dân gian Khmer.

Giải pháp để bảo tồn loại hình này, chủ yếu là kết hợp lập đề án đào tạo các lớp học về vũ đạo, âm nhạc Dù Kê để phát huy cho thế hệ trẻ luôn gần gũi với loại hình sân khấu này. Để phát huy hơn nữa, xây dựng cơ sở vật chất là rất cần thiết và Dự án Nhà hát thì mới đủ cơ sở pháp lý để thực hiện việc bảo tồn và gìn giữ. Và Nhà hát trở thành một hoạt động nghệ thuật tổng hợp, là nhu cầu thiết yếu của người Khmer.

 


Trung tâm Học liệu - Phát triển Dạy và Học

Số 126 - Nguyễn Thiện Thành, Khóm 4, phường 5, Thành phố Trà Vinh - Tỉnh Trà Vinh.

Điện thoại: (+84).294.3855246 số nội bộ: 232. Fax: (+84).294.3855217. Email: lrc@tvu.edu.vn