foto1
foto1
foto1
foto1
foto1

294.3855246 - Số nội bộ: 232
lrc@tvu.edu.vn
Liên hệ:



Tác giả: Lưu Thị Sóc Kha. TS. Võ Công Nguyện (người hướng dẫn khoa học)

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2014. Mô tả: 112Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 305.895932 kh100. Vị trí: Phòng Tài nguyên nội sinh.

Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn:

Phân tích, đánh giá vai trò, chức năng của chùa Phật giáo Nam tông trong đời sống văn hoá và xã hội của người Khmer ở Kiên Giang, làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cho việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá và xã hội của chùa Phật giáo Nam tông trong cộng đồng người Khmer ở Kiên Giang.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vai trò, chức năng của chùa Phật giáo Nam tông và xem xét vai trò, chức năng của chùa Phật giáo Nam tông trong đời sống văn hóa và xã hội của người Khmer.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn, về không gian, trong phạm vi địa giới hành chính của tỉnh Kiên Giang

 

Tác giả: Lê Thị Diễm Phúc, TS. Phạm Tiết Khánh (người hướng dẫn khoa học)

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2014.

Mô tả: 153Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 398.9 Ph506. Vị trí: Phòng Tự nghiên cứu.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:

Thực hiện đề tài “Văn hóa nông nghiệp qua tục ngữ Khmer Nam Bộ” người viết nhằm hướng tới giải quyết những vấn đề sau: Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát, phân tích tư liệu về tục ngữ, từ việc làm rõ thái độ và cách ứng xử của con người trong hoạt động nông nghiệp, chúng ta có thể tìm hiểu sâu hơn nền văn hóa nông nghiệp để thấy được sự chi phối của văn hóa ấy đến đời sống của người Khmer như thế nào.

Trước hết, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích có lựa chọn, chúng tôi hệ thống hóa những vấn đề lí luận chung liên quan đến đề tài như khái niệm về văn hóa, tục ngữ,… để làm cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu. Kế đến, chúng tôi tìm hiểu và thu thập những nguồn tài liệu sưu tầm về tục ngữ của những học giả đi trước đã được công bố. Đây chính là nguồn tư liệu hết sức quan trọng giúp chúng tôi thực hiện đề tài này.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiến hành việc khảo sát tục ngữ mang dấu ấn văn hóa nông nghiệp còn được sử dụng trong xã hội hiện đại qua nhiều phương diện khác nhau bằng các phiếu thu thập thông tin và phỏng vấn trực tiếp, khảo sát thống kê trên sách giáo khoa và báo chí.

Cuối cùng và quan trọng nhất là chúng tôi tiến hành lựa chọn, phân nhóm và phân tích đặc điểm nội dung, thi pháp đối với các tư liệu về tục ngữ có được để từ đó tìm ra những nét văn hóa nông nghiệp được thể hiện trong tục ngữ, khảo sát, thu thập những câu tục ngữ được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày, trong báo chí, trong sách giáo khoa tiếng Khmer.

Như vậy có thể nói, mục tiêu của luận văn không những chỉ ra yếu tố văn hóa nông nghiệp xuất hiện trong tục ngữ Khmer mà còn tập trung phân tích làm nổi bật nét văn hóa ấy. Từ đó, chúng ta có thể thấy được nét đặc trưng văn hóa của người Khmer Nam Bộ.

 

Tác giả: Hồ Văn Minh. PGS. TS. Phan An (người hướng dẫn khoa học)

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2014. Mô tả: 153Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 392.50959787 M312. Vị trí: Phòng Tài nguyên nội sinh.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:

Nghiên cứu lễ cưới của người Khmer tỉnh Vĩnh Long là để tìm hiểu những phong tục hôn nhân, chức năng, các bước trong nghi lễ truyền thống của người Khmer và đặc trưng văn hóa. Đồng thời, tìm hiểu thêm về những biến đổi trong lễ cưới do chịu sự tác động của kinh tế - xã hội và giao lưu văn hóa của các tộc người cùng định cư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Qua nghiên cứu lễ cưới sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm về bản sắc văn hóa chung và riêng của người Khmer ở Vĩnh Long so với tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng.

Từ thực tiễn nghiên cứu về lễ cưới của người Khmer Vĩnh Long khả dĩ tìm ra giải pháp để tham mưu với ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch ở địa phương, nhằm tìm ra những giải pháp bảo tồn và phát huy có hiệu quả loại hình văn hóa phi vật thể của tộc người Khmer đã định cư nơi đây trong một khoảng thời gian khá lâu.

 

Tác giả: Dương Mỹ Pha. TS. Mai Mỹ Duyên (người hướng dẫn khoa học)

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2014. Mô tả: 165Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 394.10959786 Ph100. Vị trí: Phòng Tài nguyên nội sinh.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:

Trên cơ sở những tiêu chí công nhận đặc sản ẩm thực, những điều kiện hình thành đặc sản ẩm thực, từ đó khảo sát những giá của của đặc sản ẩm thực tỉnh Trà Vinh. Nêu thực trạng những yếu tố ảnh hưởng và những biến đổi tác động đến đặc sản ẩm thực.

- Nghiên cứu những điều kiện hình thành đặc sản ẩm thực tỉnh Trà Vinh.

- Nghiên cứu giá trị của đặc sản ẩm thực tỉnh Trà Vinh. Trong đó tập trung nghiên cứu giá trị về vật chất, giá trị về tinh thần, nghệ nhân chế biến và làng nghề đặc sản ẩm thực.

- Nghiên cứu thực trạng những yếu tố ảnh hưởng và những biến đổi tác động đến đặc sản ẩm thực để đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị góp phần bảo tồn và phát huy đặc sản ẩm thực tỉnh Trà Vinh.

 

Tác giả: Danh Sol. TS. Nguyễn Thị Huệ (người hướng dẫn khoa học)

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2014. Mô tả: 184Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 417 S428. Vị trí: Phòng Tài nguyên nội sinh.

Mục đích nghiên cứu của luận văn:

Nghiên cứu phương ngữ Khmer ở vùng Rạch Giá nhìn từ góc độ văn hóa, bản thân người viết đi sâu tìm hiểu cặn kẽ hơn nhằm nhận diện phương ngữ là nét văn hóa và góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc ngôn ngữ - tiếng nói chữ viết – văn hóa dân tộc. Ngoài ra, mục đích nghiên cứu phương ngữ Khmer Rạch Giá nhìn từ góc độ văn hóa còn là để tìm hiểu tính cách con người ở nơi đây và bổ sung làm phong phú thêm kho tư liệu phương ngữ Khmer Nam bộ nói chung và phương ngữ Khmer Rạch Giá nói riêng nhằm duy trì ngôn ngữ riêng biệt và đặc sắc của vùng Khmer Rạch Giá.

Với mục đích nghiên cứu như kể trên, người viết tập trung nghiên cứu về vấn đề: văn hóa, phương ngữ và văn hóa trong phương ngữ Khmer Rạch Giá so với phương ngữ Khmer khác hoặc so với ngôn ngữ Khmer chung (phổ thông).

 


Trung tâm Học liệu - Phát triển Dạy và Học

Số 126 - Nguyễn Thiện Thành, Khóm 4, phường 5, Thành phố Trà Vinh - Tỉnh Trà Vinh.

Điện thoại: (+84).294.3855246 số nội bộ: 232. Fax: (+84).294.3855217. Email: lrc@tvu.edu.vn