foto1
foto1
foto1
foto1
foto1

294.3855246 - Số nội bộ: 232
lrc@tvu.edu.vn
Liên hệ:



Tác giả: Tạ Văn Vương; TS. Nguyễn Thị Kiều Tiên (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2020.

Mô tả: 94Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 304.20959799/ V561. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Thông qua việc nghiên cứu các giá trị văn hóa sinh thái trong lễ hội của người Khmer ở Sóc Trăng, luận văn góp phần khẳng định giá trị và mô tả những nét đẹp văn hóa sinh thái truyền thống trong lễ hội của người Khmer. Từ đó đóng góp những giải pháp thiết thực nhằm bảo lưu các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống trong lễ hội của người Khmer ở Sóc Trăng.

 

Tác giả: Sơn Thị Cẩm Tiên; TS. Nguyễn Thị Kiều Tiên (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2020.

Mô tả: 95Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 394.120959786/ T305. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Mục đích của đề tài là đi sâu nghiên cứu những nét đặc trưng trong VHAT của người Khmer TV. Chúng tôi dựa trên cơ sở nguồn gốc lịch sử hình thành, điều kiện tự nhiên để có cơ sở tìm hiểu và phân tích làm rõ các món ăn truyền thống tiêu biểu của dân tộc Khmer và sự biến đổi của trong ăn uống của người Khmer hiện nay. Tìm hiểu đặc điểm trong VHAT truyền thống của dân tộc Khmer; đồng thời cũng tìm ra nguyên nhân sự biến đổi trong VHAT của người Khmer; những biểu hiện biến đổi và đưa ra các giải pháp bảo tồn.

 

Tác giả: Dương Minh Lâm; PGS. TS. Nguyễn Xuân Hương (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2020.

Mô tả: 85Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 394.260959786/ L120. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Tác giả nghiên cứu vấn đề “Lễ hội dân gian với hoạt động du lịch ở tỉnh Trà Vinh” để nhận diện các giá trị văn hóa của một số lễ hội dân gian ở Trà Vinh trong thời gian qua, với tư cách các lễ hội đó là một dạng tài nguyên văn hóa, một loại hình du lịch văn hóa. Thông qua việc phân tích, đánh giá thuận lợi, khó khăn cũng như cơ hội, thách thức đối với việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội dân gian trong thời gian tới, tác giả đề xuất các khuyến nghị để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá lễ hội dân gian, góp phần phát triển du lịch, trong đó có loại hình du lịch văn hóa ở tỉnh nhà.

 

Tác giả: Đỗ Thị Kiều Oanh; PGS. TS. Phạm Tiết Khánh (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2020.

Mô tả: 60Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: . Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Đề tài đi sâu tìm hiểu cách thức hoạt động du lịch, lịch sử hình thành, đời sống văn hóa, hệ thống tổ chức, quản lý, sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng sư sãi và du khách tạo các ngôi chùa Khmer tại Thành Phố Trà Vinh. Những kiến trúc, đặc điểm riêng của chùa Khmer với các ngôi chùa khác, sức ảnh hưởng của chùa đối với đời sống tinh thần của du khách nói chung và của đồng bào Khmer nói riêng. Đồng thời tìm hiểu về các di sản văn hóa, cách thức hoạt động du lịch trong lịch sử đến hiện tạo của tỉnh nói chung và của các ngôi chùa Khmer tại Thành Phố Trà Vinh nói riêng.

 

Tác giả: Thạch Heng; PGS. TS. Phan An (người hướng dẫn).

 Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2020.

Mô tả: 90Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 393.0959786/ H204. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Luận văn đi sau tìm hiểu cách thức tổ chức tang lễ truyền thống của người Khmer Trà Vinh, từ đó làm rõ những giá trị văn hóa trong tang lễ để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của người Khmer Trà Vinh. Thực trạng và những biến đổi trong tang lễ của người Khmer Trà Vinh. Từ đó, đưa ra những kiến nghị, giải pháp tích cực giúp gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp, những bản sắc văn hoá dân tộc và giải pháp xoá bỏ những hủ tục, khâu tổ chức rườm rà trong tang lễ.

 


Trung tâm Học liệu - Phát triển Dạy và Học

Số 126 - Nguyễn Thiện Thành, Khóm 4, phường 5, Thành phố Trà Vinh - Tỉnh Trà Vinh.

Điện thoại: (+84).294.3855246 số nội bộ: 232. Fax: (+84).294.3855217. Email: lrc@tvu.edu.vn