foto1
foto1
foto1
foto1
foto1

294.3855246 - Số nội bộ: 232
lrc@tvu.edu.vn
Liên hệ:



Tác giả: Trần Văn Bồi; PGS. TS. Phạm Tiết Khánh (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2018.

Mô tả: 71Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 338.40959786 / B452. Vị trí: Phòng đọc.

Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu nghiên cứu hướng tới là tìm cách khai thác hiệu quả di sản văn hóa vật thể trong hoạt động du lịch ở Trà Vinh, để vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế mà vẫn đảm bảo được tính văn hoá, sự bảo tồn đối với những di sản văn hoá trên địa bàn thành phố.

Mục tiêu cụ thể:

Làm rõ mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch, nhất là di sản văn hóa vật thể và du lịch văn hóa, nhằm mục đích bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trong hoạt động du lịch văn hóa ở tỉnh Trà Vinh.

 

 

Tác giả: Trần Đình Giang; TS. Phan Quốc Anh (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2018.

Mô tả: 73Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 393.0959758 / Gi106 . Vị trí: Phòng đọc.

Mục tiêu nghiên cứu:

- Tác giả luận văn mong muốn đạt tới mục đích tìm hiểu rõ hơn về lịch sử văn hóa của tộc người Raglai, đi sâu nghiên cứu, giải mã những hiện tượng văn hoá thể hiện trong lễ bỏ mả. Để từ đó phát hiện, tìm hiểu quan niệm về nhân sinh quan, thế giới quan, về sự sống, cái chết của con người trong đời sống tâm linh, thể hiện qua phong tục tập quán, quá trình hình thành nên những nét văn hóa đặc trưng, hàm chứa những giá trị văn hóa của người Raglai.

- Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu về lễ bỏ mả của người Raglai ở xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận một cách toàn diện và hệ thống. Qua nghiên cứu, luận văn góp phần làm rõ diện mạo, giải mã nét văn hóa truyền thống lịch sử của người Raglai; đồng thời khắc họa rõ nét những đặc trưng về văn hóa truyền thống và những biến đổi của nó trong đời sống văn hóa xã hội người Raglai hiện nay. Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp tiếp tục việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của người Raglai ở xã Phước Chiến nói riêng, tỉnh Ninh Thuận nói chung.

 

 

Tác giả: Thạch Thị Út Linh; TS. Mai Mỹ Duyên (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2017.

Mô tả: 105Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 792.609597 / L312. Vị trí: Phòng đọc.

Mục tiêu nghiên cứu:

- Hệ thống hóa những động tác và ý nghĩa của các hình thức vũ đạo trong sân khấu Dù kê;

- Nhận diện đặc trưng và giá trị văn hóa của vũ đạo trong nghệ thuật sân khấu Dù kê;

- Nghiên cứu vũ đạo trong sân khấu Dù kê còn nhằm phục vụ công tác giảng dạy, học tập và biên đạo, dàn dựng trong hoạt động văn hóa văn nghệ Khmer;

- Đóng góp một số giải pháp nhằm khắc phục sự mai một dần của nghệ thuật sân khấu Dù kê; góp phần trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.

 

Tác giả: Kim Rương; TS. Nguyễn Thị Kiều Tiên (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2018.

Mô tả: 80Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 390.0959786 / R561. Vị trí: Phòng đọc.

Mục tiêu nghiên cứu:

Đề tài “Diễn xướng múa, hát trong đám cưới của người Khmer tỉnh Trà Vinh” được thực hiện nhằm mục đích hệ thống lại các bài múa, hát được diễn xướng trong đám cưới của người Khmer TV. Từ dữ liệu trên, chúng tôi sẽ phân tích để xác định những giá trị đặc trưng còn bảo lưu từ truyền thống cũng như những biến đổi do sự giản lược, sự giao lưu tiếp biến văn hóa giữa các tộc người của nghệ thuật diễn xướng trong đám cưới của người Khmer Trà Vinh trong xã hội hiện nay. Qua đó, luận văn nhận diện các giá trị đặc trưng của lễ cưới Khmer Trà Vinh. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa xã hội của nghệ thuật diễn xướng trong lễ cưới của người Khmer Trà Vinh.

 

Tác giả: Trần Thị Mãi; PGS. TS. Phạm Tiết Khánh (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2018.

Mô tả: 85Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 028.90959786 / M103  Vị trí: Phòng đọc.

Mục tiêu nghiên cứu:

Phân tích thực trạng văn hóa đọc của thiếu nhi Thư viện tỉnh Trà Vinh, tìm ra những ưu điểm, những tồn tại, hạn chế, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao việc đọc có hiệu quả của thiếu nhi tại Thư viện tỉnh Trà Vinh trong thời gian tới.

Mục tiêu cụ thể:

- Vận dụng những quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng để nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về Văn hóa và văn hóa đọc. Những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa đọc của thiếu nhi;

- Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng văn hóa đọc của thiếu nhitại Thư viện tỉnh Trà Vinh. Trong đó nêu lên những thành tựu đạt được, những tồn tại, hạn chế cần khắc phục cũng như phân tích các nguyên nhân hạn chế trong việc phát triển văn hóa đọc cho thiếu nhi Thư viện tỉnh Trà Vinh;

- Đề xuất giải pháp thiết thực, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Thư viện tỉnh Trà Vinh để tổ chức tốt các hoạt động, xây dựng các mô hình phát triển văn hóa đọc cho thiếu nhi để đáp ứng với xã hội thông tin, nền kinh tế tri thức và một xã hội phát triển bền vững.

 


Trung tâm Học liệu - Phát triển Dạy và Học

Số 126 - Nguyễn Thiện Thành, Khóm 4, phường 5, Thành phố Trà Vinh - Tỉnh Trà Vinh.

Điện thoại: (+84).294.3855246 số nội bộ: 232. Fax: (+84).294.3855217. Email: lrc@tvu.edu.vn