Tác giả: Võ Thanh Tuấn. TS. Phạm Tiết Khánh (người hướng dẫn khoa học)

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2014. Mô tả: 98Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 133.4 T502. Vị trí: Phòng Tài nguyên nội sinh.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn đặt vấn đề nghiên cứu bùa, ngải của người Khmer Nam Bộ với mục đích khảo sát, tìm hiểu kĩ hơn, để hiểu rõ hơn bản chất vấn đề bùa, ngải - một loại hình sinh hoạt mang tính chất ma thuật còn tồn tại trong một bộ phận người Khmer Nam bộ. Việc khảo sát một cách khách quan, tuân theo những thao tác khoa học phù hợp sẽ tiếp cận được bản chất vấn đề bùa, ngải, lý giải cắt nghĩa nguồn gốc bùa ngải, những người hành nghề và người phụ thuộc vào bùa ngải, chỉ ra những mặt nào đó có ích lợi trong cuộc sống nhưng cũng nêu lên không ít hiện tượng mê tín dị đoan, gây tác hại cho cuộc sống con người...

Để đạt được mục đích nghiên cứu vừa nêu, luận văn đặt ra những nhiệm vụ cơ bản sau:

Sơ bộ tìm hiểu cơ sở lý thuyết về vấn đề bùa ngải qua ý kiến của các nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam.

Miêu thuật một số hình thức bùa ngải của người Khmer Nam bộ, tiến hành điều tra xã hội học, phỏng vấn nhóm thông qua các vị sư, các vị Achar, các thầy bùa người Khmer và một số lượng nhất định người dân ở Nam bộ.

Bước đầu so sánh các hình thức bùa ngải của người Khmer Nam bộ với bùa ngải của các dân tộc khác như: Người Chăm, người Kinh và người Hoa.

Nghiên cứu các hình thức bùa ngải của người Khmer Nam bộ trong quá khứ; thực trạng và những biến đổi các hình thức bùa ngải của người Khmer Nam bộ trong giai đoạn hiện nay.