Tác giả: Lê Thanh Hiền. TS. Phạm Tiết Khánh (người hướng dẫn khoa học)

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2014. Mô tả: 121Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 294.3 H305. Vị trí: Phòng Tài nguyên nội sinh.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu, nắm bắt rõ lịch sử hình thành ngôi chùa, những hoạt động tiêu biểu trong đời sống tôn giáo, tâm linh và những thay đổi của nó qua thời gian và tìm hiểu những giá trị văn hóa của ngôi chùa Ba Si. Từ đó đưa ra cái nhìn cơ bản về vị trí vai trò của chùa trong đời sống xã hội đồng bào dân tộc Khmer khu vực ấp Giồng Chùa và các ấp lân cận trong vùng ảnh hưởng của chùa Ba Si. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực và khắc phục những hạn chế của Phật giáo trong đời sống người Khmer ở tỉnh Trà Vinh hiện nay.

Để bắt tay vào nghiên cứu, chúng tôi đặt ra câu hỏi nghiên cứu là “Ngôi chùa Khmer có vai trò như thế nào đối với đời sống cộng đồng? Ngày nay, trước thay đổi của các yếu tố kinh tế, xã hội, vai trò của ngôi chùa có bị biến đổi không?” Từ những câu hỏi nghiên cứu như trên, cũng như những kết quả nghiên cứu chung của các tác giả, học giả đã từng nghiên cứu về vai trò của ngôi chùa Khmer trong đời sống cộng đồng trước đó, chúng tôi đã xây dựng một số giả thuyết nghiên cứu chính để kiểm chứng thông qua quá trình thu thập và xử lý thông tin như sau:

Vai trò của ngôi chùa Khmer trong đời sống cộng đồng đang ngày càng bị thu hẹp trước những tác động của các điều kiện kinh tế - xã hội trong cuộc sống hiện đại.

Sự gắn kết của Phật tử với “ngôi chùa của mình” cũng như những ảnh hưởng của ngôi chùa đến “vòng đời” của họ đang bị biến đổi theo chiều hướng giảm dần sự ảnh hưởng.

Những thay đổi này tác động kéo theo sự thay đổi cả về những giá trị đạo đức, lối sống cũng như quan hệ trong cộng đồng người Khmer nói riêng cũng như xã hội nói chung.