Tác giả: Lê Thị Diễm Phúc, TS. Phạm Tiết Khánh (người hướng dẫn khoa học)

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2014.

Mô tả: 153Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 398.9 Ph506. Vị trí: Phòng Tự nghiên cứu.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:

Thực hiện đề tài “Văn hóa nông nghiệp qua tục ngữ Khmer Nam Bộ” người viết nhằm hướng tới giải quyết những vấn đề sau: Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát, phân tích tư liệu về tục ngữ, từ việc làm rõ thái độ và cách ứng xử của con người trong hoạt động nông nghiệp, chúng ta có thể tìm hiểu sâu hơn nền văn hóa nông nghiệp để thấy được sự chi phối của văn hóa ấy đến đời sống của người Khmer như thế nào.

Trước hết, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích có lựa chọn, chúng tôi hệ thống hóa những vấn đề lí luận chung liên quan đến đề tài như khái niệm về văn hóa, tục ngữ,… để làm cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu. Kế đến, chúng tôi tìm hiểu và thu thập những nguồn tài liệu sưu tầm về tục ngữ của những học giả đi trước đã được công bố. Đây chính là nguồn tư liệu hết sức quan trọng giúp chúng tôi thực hiện đề tài này.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiến hành việc khảo sát tục ngữ mang dấu ấn văn hóa nông nghiệp còn được sử dụng trong xã hội hiện đại qua nhiều phương diện khác nhau bằng các phiếu thu thập thông tin và phỏng vấn trực tiếp, khảo sát thống kê trên sách giáo khoa và báo chí.

Cuối cùng và quan trọng nhất là chúng tôi tiến hành lựa chọn, phân nhóm và phân tích đặc điểm nội dung, thi pháp đối với các tư liệu về tục ngữ có được để từ đó tìm ra những nét văn hóa nông nghiệp được thể hiện trong tục ngữ, khảo sát, thu thập những câu tục ngữ được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày, trong báo chí, trong sách giáo khoa tiếng Khmer.

Như vậy có thể nói, mục tiêu của luận văn không những chỉ ra yếu tố văn hóa nông nghiệp xuất hiện trong tục ngữ Khmer mà còn tập trung phân tích làm nổi bật nét văn hóa ấy. Từ đó, chúng ta có thể thấy được nét đặc trưng văn hóa của người Khmer Nam Bộ.