foto1
foto1
foto1
foto1
foto1

294.3855246 - Số nội bộ: 232
lrc@tvu.edu.vn
Liên hệ:



Tác giả: Nguyễn Văn Lực. PGS. TS. Trần Hồng Liên (người hướng dẫn khoa học).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2014. Mô tả: 131Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 294.30959787 L552, vị trí: Phòng Tài nguyên nội sinh.

Tóm tắt:

Phật giáo nói chung và Phật giáo Nam tông Khmer Vĩnh Long nói riêng có lịch sử rất lâu đời. Phật giáo Nam tông tồn tại gắn liền với ngôi chùa, đối với người Khmer mang một tình cảm sâu sắc. Người Khmer có câu nói: “Sống vào chùa gửi thân, chết vào chùa gửi cốt”. Chùa không những là trung tâm sinh hoạt tôn giáo mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa của người Khmer.

Chùa Phật giáo Nam tông Khmer đã bám rễ sâu vào tâm khảm của mỗi người Khmer, ảnh hưởng và chi phối mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Bởi lẽ chùa là nơi gieo mầm giác ngộ, giáo dục đức hạnh, phẩm chất, trí tuệ, quan hệ giữa người với người, giáo dục về chuẩn mực đạo đức xã hội…

Bên cạnh đó, ngôi Chùa Khmer không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo mà còn là nơi giáo dục, đào tạo con người, nơi sinh hoạt văn hóa, nơi bảo tồn chữ viết, phong tục tập quán, nâng cao dân trí, góp phần phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc.

Khác với nhiều tôn giáo khác, Phật giáo Nam tông Khmer không chỉ có chức năng tôn giáo mà còn đảm nhận các chức năng về văn hóa, xã hội, đạo đức… với từng cá nhân và cả cộng đồng. Trong gia đình, giáo dục Phật giáo đã góp phần tạo nên bầu không khí tốt đẹp trong cuộc sống gia đình. Người Khmer ít khi ly dị, hiện tượng đa thê cũng ít gặp. Phật giáo được sùng kính và được bảo vệ vững chắc, được lưu truyền qua các thế hệ của người Khmer, đã trở thành nếp sống, quy tắc ứng xử, mỗi thành viên trong phum sóc thì mặc nhiên phải tuân theo.

Qua tập hợp nghiên cứu tài liệu đã có và qua thực tế điền dã phỏng vấn tôi đã chọn đề tài nghiên cứu là: “Đặc điểm Phật giáo Nam tông Khmer tỉnh Vĩnh Long”. Từ đó tìm ra đặc điểm riêng của Phật giáo Nam tông Khmer ở Vĩnh Long, để từ đó có những kiến nghị đề xuất cho sự phát triển bền vững.

Cụ thể là các phong tục tập quán cũng được giữ gìn và phát huy, các lễ hội và các hoạt động văn hóa được tổ chức thường xuyên, góp phần nâng cao đời sống trong cộng đồng dân tộc Khmer.

Cần thông qua hệ thống chính trị và Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước ở các địa phương, tăng cường công tác vận động đồng bào dân tộc, tín đồ, chức sắc… hưởng ứng tham gia phong trào thi đua yêu nước, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng nông thôn mới, cần vận động, tập hợp các vị sư sãi trong chùa để tuyên truyền cho tín đồ ủng hộ và làm theo chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, đảng viên cần khắc phục tư tưởng chủ quan, nóng vội, giản đơn trong xử lý vấn đề dân tộc, tôn giáo; không ngừng đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại những hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo của các thế lực thù địch nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta. Củng cố và tăng cường vững chắc ý thức về Tổ quốc Việt Nam, ý thức là công dân nước Việt Nam trong đồng bào, sư sãi, chức sắc tôn giáo người dân tộc Khmer.

Trong những năm qua, nhờ đổi mới về nhận thức và thực hiện đúng đắn chính sách tôn giáo mà năng lực, sức sáng tạo của hàng chục triệu đồng bào có đạo đã được phát huy nhất là đồng bào dân tộc Khmer Vĩnh Long.

 


Trung tâm Học liệu - Phát triển Dạy và Học

Số 126 - Nguyễn Thiện Thành, Khóm 4, phường 5, Thành phố Trà Vinh - Tỉnh Trà Vinh.

Điện thoại: (+84).294.3855246 số nội bộ: 232. Fax: (+84).294.3855217. Email: lrc@tvu.edu.vn