Tác giả: Nguyễn Văn Thanh Thảo. PGS. TS. Huỳnh Quốc Thắng (người hướng dẫn khoa học).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2015. Mô tả: 148Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 305.8959 / Th108. Vị trí: Phòng Tài nguyên nội sinh

Tóm tắt:

Luận văn “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động các thiết chế nhà văn hóa xã ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long” được tiến hành từ tháng 4 năm 2014. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu được xác định là các thiết chế văn hóa xã mà trọng tâm và đi sâu là chất lượng và hiệu quả hoạt động của các thiết chế nhà văn hóa xã tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

Quá trình thực hiện được tác giả chia ra các giai đoạn cụ thể:

1. Hoàn thành đề cương luận văn theo nội dung đề tài.

2. Tiến hành điều tra, khảo sát nắm tư liệu, thông tin về chất lượng và hiệu quả, hoạt động các thiết chế nhà văn hóa trên địa bàn huyện Vũng Liêm và các đơn vị khác trong huyện. Song song đó là việc phát phiếu điều tra xã hội học về hoạt động các thiết chế văn hóa trongphạm vi nghiên cứu luận văn.

3. Hoàn thiện nội dung luận văn theo từng công việc của đề cương với kết quả nghiên cứu, thu thập tài liệu và các minh chứng liên quan đến nội dung luận văn có tham khảo ý kiến người hướng dẫn khoa học.

Nội dung luận văn thể hiện mong muốn là ngày càng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động các thiết chế nhà văn hóa xã trên địa bàn huyện Vũng Liêm trong quá trình đô thị hóa và hội nhập quốc tế. Chúng ta cần nhìn nhận thực tế về chất lượng hoạt động của nhà văn hóa với những thống kê tổng quát các số liệu và phương thức tổ chức hoạt động để thấy được những hạn chế yếu kém và những điểm bất cập trong thực hiện các chủ trương, đường lối khi được tổ chức thực hiện, nhất là trong lĩnh vực văn hóa. Từ đó tác giả luận văn đưa ra mộtsố quan điểm, định hướng chung trên tinh thần các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, tỉnh, huyện và cơ sở để xây dựng tầm chiến lược về mô hình hoạt động các thiết chế và tạo dựng “thương hiệu văn hóa” áp dụng vào thực tế hoạt động của các nhà văn hóa xã.

Hơn nữa, hoạt động của các nhà văn hóa xã cần có sự thiết chế hóa các nội dung hoạt động để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa tinh thần của người dân trong điều kiện tối thiểu. Cần phát huy vai trò của văn hóa và ảnh hưởng của nó đến việc phát triển kinh tế và phải đặt việc phát triển kinh tế trong sự quản lý của văn hóa để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) và định hướng trong thời gian tới theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) của Đảng cộng sản Việt Nam. Bên cạnh đó, quá trình giao lưu và hội nhập sẽ dẫn đến sự hình thành cộng đồng chung trong khu vực, trong đó văn hóa là một trong những nội dung hội nhập mạnh mẽ và quyết liệt nhất, nên việc phát huy nội lực văn hóa của dân tộc và từng địa phương là vấn đề quan trọng, cần sự quan tâm, đầu tư sâu sát từ các cấp ủy Đảng để có những chiến lược phát triển văn hóa nói chung sát yêu cầu thực tế của từng địa phương, đơn vị.

Trong bối cảnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, những tiềm năng về con người huyện Vũng Liêm đang đứng trước những thuận lợi cơ bản cũng như những thách thức. Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động các thiết chế nhà văn hóa có vị trí đặc biệt quan trọng để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà về phát triển văn hóa –xã hội trên địa bàn huyện.