Tác giả: Thạch Chane Vitu. PGS. TS. Phạm Tiết Khánh (người hướng dẫn khoa học).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2015.

Mô tả: 241Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 792.09597/ V314. Vị trí: Phòng Tự nghiên cứu.

Tóm tắt:

Dù Kê ra đời có sự tiếp biến giữa các loại hình sân khấu Nam Bộ như sân khấu Rô băm, sân khấu Dù Kê,Sân khấu Hát Tiều, Cải Lương . Kịch bản sân khấu Dù Kê là một thể tài chiếm vị trí quan trọng trong quần chúng xem nghệ thuật. Do đó, kịch bản sẽ mang một hình thức biểu diễn để chuyển tải, tuyên truyền sâu rộng, góp phần giữ gìn, phát huy văn học dân gian. Bản thân chọn đề tài nghiên cứu “Kịch bản sân khấu Dù Kê từ văn học dân gian Khmer”.

Chương 1: Sự hình thành từ đầu thế kỷ XIX đến 1930 bắt đầu phát triển và gây nhiều ấn tượng, chiếm vị trí trong quần chúng Việt, Khmer, Hoa từ năm 1934, kể cả nước bạn Campuchia. Dù kê có sự tiếp biến giữa các loại hình sân khấu ở Nam Bộ như về lối diễn, trang phục, ngôn từ (sử dụng tiếng Việt, Khmer, Hoa, Pháp), bài hát, và bài nhạc môhôry ở Campuchia được bổ sung.

Giới thiệu khái quát về văn hóa tộc người Khmer ở Nam Bộ, để làm rõ về sự ảnh hưởng về các loại hình nghệ thuật sân khấu và kịch bản truyện cổ. Song đó, tộc người Khmer ở Campuchia và Nam Bộ - Việt Nam có chung nền văn học dân gian rất sâu đậm qua ba giai đoạn lịch sử. Từ văn học dân gian mà sân khấu Dù Kê đã chuyển tải ngữ văn dân gian (truyện cổ tích) và nghệ thuật dân gian (trang trí, hội họa, âm nhạc). Các loại hình nghệ thuật là những yếu tố hỗ trợ cho sân khấu Dù Kê thành một chỉnh thể nguyên hợp, là loại hình đặc trưng của người Khmer Nam Bộ.

Chương 2: Kịch bản của các đoàn nghệ thuật ở tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Trà Vinh đã phân loại, tóm tắt nội dung và phân tích giá trị của kịch bản từ truyện cổ của người Khmer. Phân tích, so sánh với một số kịch bản vay mượn từ kịch bản truyện cổ của người Việt, truyện cổ của nước ngoài và sử thi Ramyana của Ấn độ.

Từ nội dung kịch bản truyện cổ được chia thành bốn nội dung: Đề cao tinh thần nhân đạo và niềm tin tôn giáo; Phản ánh những xung đột gay gắt trong các mối quan hệ xã hội; Ca ngợi cái đẹp, cái thiện; Phê phán cái xấu, cái ác.

Về giá trị văn hóa: Văn hóa giải trí mang nét đặc trưng xã hội nông nghiệp, qua những con người nông dân sau những ngày lao động cực nhọc, luôn tìm đến sinh hoạt tinh thần gắn liền với tín ngưỡng tôn giáo mà họtôn thờ. Nghệ thuật biểu diễn được tổ chức trình diễn với loại hình sân khấu Rô băm, ca hát cộng đồng (âm nhạc, dân ca, àday) và sân khấu Dù Kê đáp ứng nhu cầu giải trí mạnh mẽ hơn.

Văn hóa nhận thức: Sự dung hợp văn hóa tộc người, sự dung hòa về tín ngưỡng tôn giáo và sự tích hợp các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống: ca – múa – nhạc – kịch trong diễn xướng kịch bản truyện cổ. Các yếu tố đã cho thấy sự đoàn kết ba dân tộc Việt – Khmer – Hoa qua quá trình cộng cư, giao lưu văn hóa, phong tục, tôn giáo tâm linh tại vùng đất Nam Bộ và sự dung hòa về tín ngưỡng tôn giáo đã trở thành cái chung của cộng đồng tộc người ở Nam Bộ.

Sân khấu Dù Kê bao giờ hết nó chứa đựng giá trị giáo dục cao, cái hư cấu nhưng lại rất hiện thực, lòng nhân đạo, cao cả của con người. Vừa mang đậm tôn giáo, vừa khơi dậy giá trị đạo đức xã hội, và cái xấu được phơi bày, sáng tỏ.

Chương 3: Từ nội dung và giá trị nghệ thuật trong kịch bản truyện cổ, khảo sát thực trạng về nhu cầu thưởng thức sân khấu Dù Kê cho thấy khán giả thích xem. Dù Kê là sản phẩm của người dân, là nhu cầu giải trí trong văn hóa tinh thần.

Một số giải pháp tổ chức trại sáng tác kịch bản, từ tác phẩm tham dự trại sáng tác, có những giải pháp cụ thể về Hội thi sáng tác kịch bản sân khấu Dù Kê, mang ý nghĩa về sự tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc, văn học dân gian Khmer.

Giải pháp để bảo tồn loại hình này, chủ yếu là kết hợp lập đề án đào tạo các lớp học về vũ đạo, âm nhạc Dù Kê để phát huy cho thế hệ trẻ luôn gần gũi với loại hình sân khấu này. Để phát huy hơn nữa, xây dựng cơ sở vật chất là rất cần thiết và Dự án Nhà hát thì mới đủ cơ sở pháp lý để thực hiện việc bảo tồn và gìn giữ. Và Nhà hát trở thành một hoạt động nghệ thuật tổng hợp, là nhu cầu thiết yếu của người Khmer.