foto1
foto1
foto1
foto1
foto1

294.3855246 - Số nội bộ: 232
lrc@tvu.edu.vn
Liên hệ:



Tác giả: Kim Thị Ngọc Lan; ThS. Lâm Thị Thu Hiền (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2019.

Mô tả: 60Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 294.3563/ L105. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Khóa luận phân tích rõ đạo hiếu trong Phật giáo Nam tông Khmer tại Trà Vinh thông qua những tích truyện và những tư tưởng, triết lý của Phật giáo. Làm sáng tỏ những biểu hiện của đạo hiếu trong đời sống văn hóa - xã hội của người Khmer ở Trà Vinh và những giá trị tốt đẹp của đạo hiếu. Trong đó, tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu về đạo hiếu trong Phật giáo và các nghi thức, lễ tục liên quan đến đạo hiếu trong đời sống văn hóa-xã hội của người Khmer. So sánh lễ Sen Đôn ta và lễ Vu Lan, nêu lên các giá trị của việc báo hiếu.

 

Tác giả: Nguyễn Tuyết Nhi; ThS. Kiều Văn Đạt (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2019.

Mô tả: 40Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 305.895932/ Nh300. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Khóa luận phân tích rõ vai trò của chùa Kandal cũng như tầm quan trọng của ngôi chùa đối với việc lưu giữ các giá trị, bảo tồn và phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa Khmer tại xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Từ kết quả nghiên cứu sẽ đề xuất giải pháp trong vấn đề bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, bên cạnh đó khai thác tìm năng văn hóa để phát triển du lịch, thông qua du lịch để giới thiệu, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng người Khmer trong quá trình hội nhập.

 

Tác giả: Cao Văn Sa Ca; ThS. Kiều Văn Đạt (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2019.

Mô tả: 50Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 305.895932/ C100. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Trên cơ sở tập hợp, chọn lựa và xử lý về căn bản một khối lượng tài liệu tương đối, có xuất xứ từ nhiều nguồn khác nhau. Các công trình nghiên cứu mô tả lại một cách chân thực bức tranh tổng thể quá trình hình thành và phát triển cộng dồng người Khmer ở vùng Nam Bộ, thực trạng đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của cư dân trong vùng. Từ đó, chúng tôi khắc họa đặc trưng riêng của cộng đồng người Khmer ở xã Tân Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Song song đó, khóa luận còn đi sâu phân tích làm rõ sự chuyển biến đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của người Khmer xã Tân Phong qua quá trình hình thành và phát triển. Qua thực trạng đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của người Khmer được phác họa sẽ tạo cơ sở để chúng tôi đề xuất, kiến nghị với chính quyền các cấp trong việc xây dựng và nâng cao đời sống kinh tế, xã hội; đồng thời, phát huy và bảo tồn các di sản văn hóa truyền thống của người Khmer ở xã Tân Phong trong thời gian tới.

 

Tác giả: Ngô Vũ Phương; ThS. Lâm Quang Vinh (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2019.

Mô tả: 63Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 294.30959786/ Ph561. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Khóa luận hướng đến việc xác định, làm sáng tỏ những đặc điểm trong nghi thức khất thực trong Phật Giáo Nam Tông Khmer; nêu bật ý nghĩa, giá trị nhân văn của thành tố này trong đời sống văn hóa tinh thần của người Khmer Nam Bộ nói chung, người Khmer và cộng đồng dân cư tỉnh Trà Vinh nói riêng.

 

Tác giả: Trần Xi Lên; ThS. Kiều Văn Đạt (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2019.

Mô tả: 55Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 305.895932/ L254. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Thứ nhất, để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp bằng một sản phẩm nghiên cứu về văn hóa của người Khmer và cũng là kết quả đúc kết của 4 năm học Đại học của bản thân. Thứ hai, qua đề tài nguyên cứu này tôi mong muốn đóng góp thêm một số kiến thức có tầm quan trọng về vai trò của ngôi chùa cũng như giá trị kiến trúc chùa của người Khmer kể cả trong và ngoài tỉnh có thể hiểu rõ những thành tựu ấy, và có cách phát huy giá trị văn hóa, kiến trúc của ngôi chùa Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và chùa Xiêm Cán ở xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu nói riêng.

 


Trung tâm Học liệu - Phát triển Dạy và Học

Số 126 - Nguyễn Thiện Thành, Khóm 4, phường 5, Thành phố Trà Vinh - Tỉnh Trà Vinh.

Điện thoại: (+84).294.3855246 số nội bộ: 232. Fax: (+84).294.3855217. Email: lrc@tvu.edu.vn