foto1
foto1
foto1
foto1
foto1

294.3855246 - Số nội bộ: 232
lrc@tvu.edu.vn
Liên hệ:



Tác giả: Thạch Bông; ThS. Lâm Quang Vinh (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2018.

Mô tả: 50Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 392.0959797/ B455. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Nhằm tìm hiểu về nghề chế tác nhạc cụ truyền thống trong cộng đồng người Khmer. Qua đó trình bày được một số vấn đề cụ thể như: thực trạng chế tác nhạc cụ, quy trình chế tác nhạc cụ, các họa tiết hoa văn trên nhạc cụ, đề xuất giải pháp để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa từ nghề chế tác nhạc cụ truyền thống. Thông qua đó giúp người dân Khmer có thêm nhận thức về việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tại địa phương. Đồng thời, thông qua đề tài này giúp cho tôi có thêm kiến thức phục vụ cho việc học tập, am hiểu sâu hơn về nét văn hóa của dân tộc Khmer nơi đây và vận dụng những kiến thức đã được học tập góp phần vào việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa tại địa phương một cách khoa học và hiệu quả. Đặc biệt là góp phần có thêm nhiều tài liệu nghiên cứu về cách chế tác nhạc cụ truyền thống một nét đặc trưng văn hóa trong đời sống cộng đồng người Khmer.

Tác giả: Kim Thị Thanh; ThS. Lâm Thị Thu Hiền (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2018.

Mô tả: 60Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 781.620059786/ Th107. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Trong đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu sâu hơn thể loại dàn nhạc cưới của người Khmer và các giá trị của dàn nhạc lễ cưới làm nổi bật lên diện mạo và ý nghĩa của nó trong xã hội cổ truyền. Đồng thời nghiên cứu sự tồn tại và biến đổi của dàn nhạc lễ cưới của người Khmer huyện Tiểu Cần. Hệ thống các nhạc khí, hệ thống bày bản nhạc cưới, trình tấu âm nhạc trong lễ cưới làm nổi bật những đặc điểm, phong cách của một thể loại âm nhạc truyền thống. Nhận diện các vai trò, giá trị và đồng thời đề xuất một số thực trạng và phương hướng bảo tồn dàn nhạc cưới của người Khmer đưa âm nhạc nhạc đến với cuộc sống dân tộc phục vụ cho dân tộc người Khmer huyện Tiểu Cần.

 

Tác giả: Lâm Thị Hồng Tơ; Thạch Thị Rọ Mu Ni (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2018.

Mô tả: 66Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 780.959799/ T460. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Đề tài “Vai trò của âm nhạc trong lễ cưới của người Khmer huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng” bước đầu trình bày, giới thiệu khái quát và tương đối đầy đủ đặc trưng trong lễ cưới của người Khmer ở Trần Đề, Sóc Trăng, đặc biệt là về các nghi thức được thực hiện trong lễ cưới, đồng thời phân tích làm rõ vai trò, giá trị của âm nhạc trong lễ cưới người Khmer. Từ việc phân tích vai trò, giá trị truyền thống hết sức quan trọng của âm nhạc trong lễ cưới, chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp, đề xuất, kiến nghị quan trọng nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị âm nhạc trong lễ cưới của người Khmer. Bên cạnh đó, từ những công trình nghiên cứu của các học giả đi trước, chúng tôi đã tiếp thu, học hỏi một cách tích cực, đồng thời đưa ra lời nhận xét qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bài nghiên cứu của mình. Để nó thật sự là một tư liệu có giá trị bổ sung cho nghiên cứu khoa học trong văn hóa của người Khmer.

Tác giả: Dương Hương; PGS. TS. Nguyễn Xuân Hương (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2018.

Mô tả: 60Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 792.60959799/ H561. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu giúp người đọc có thể tìm hiểu rõ nét về quá trình hình thành, phát triển sân khấu Dù kê tỉnh Sóc Trăng, ảnh hưởng sân khấu Dù kê đến đời sống văn hóa người Khmer trên địa bàn huyện Long phú. Quy nạp những thành tố, những đặc điểm giá trị vốn tồn tại trong nghệ thuật sân khấu Dù kê tỉnh Sóc Trăng. Công trình nghiên cứu tiếp tục góp phần bổ sung tư liệu cho việc nghiên cứu loại hình nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp Nam Bộ từ gốc độ văn hóa học.

Tác giả: Trần Hoàng Chương; ThS. Lâm Quang Vinh (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2018.

Mô tả: 46Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 781.620959797/ Ch561. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Đề tài làm rõ một số vấn đề về đặc điểm dàn nhạc Ngũ âm trong sinh hoạt văn hóa của người Khmer Vĩnh Trạch Đông, nhằm thể hiện rõ về vai trò và giá trị của dàn nhạc Ngũ âm trong cộng đồng người Khmer:

+ Lịch sử hình thành và phát triển dàn nhạc Ngũ âm của người Khmer tại Bạc Liêu nói chung và tại xã Vĩnh Trạch Đông nói riêng.

+ Đặc điểm và vai trò của dàn nhạc Ngũ âm trong sinh hoạt văn hóa của người Khmer.

+ Thực trạng và phương hướng bảo tồn của dàn nhạc Ngũ âm tại địa phương.


Trung tâm Học liệu - Phát triển Dạy và Học

Số 126 - Nguyễn Thiện Thành, Khóm 4, phường 5, Thành phố Trà Vinh - Tỉnh Trà Vinh.

Điện thoại: (+84).294.3855246 số nội bộ: 232. Fax: (+84).294.3855217. Email: lrc@tvu.edu.vn