foto1
foto1
foto1
foto1
foto1

294.3855246 - Số nội bộ: 232
lrc@tvu.edu.vn
Liên hệ:



Tác giả: Kim Thị My Ne; ThS. Lê Thúy An (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2019.

Mô tả: 43Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 680.959787/ N200. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Nghiên cứu để hiểu và biết rõ hơn về cách làm cũng như giá trị nghề làm cốm dẹp của người Khmer xã Đông Bình, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Đồng thời, bài nghiên cứu cũng hướng đến việc so sánh nét khác biệt giữa hai cách làm của cốm dẹp Phù Ly và cốm dẹp Ba So để cho thấy nét đặc trưng về các khâu chuẩn bị nếp và cách quết cốm dẹp của mỗi làng nghề.

Tác giả: Phạm Thị Trân Châu; ThS. Thạch Thị Rọ Mu Ni (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2019.

Mô tả: 52Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 394.26959786/ Ch125. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

- Làm sáng tỏa thêm nguồn gốc, tiến trình, thời gian và không gian diễn ra Chôl Chnăm Thmây;

- Hiểu ý nghĩa Chôl Chnăm Thmây từ đó đưa ra những giải pháp, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá của Chôl Chnăm Thmây;

- Đóng góp tư liệu cho những cán bộ công tác văn hóa ở cơ sở nhất là đối với địa phương có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống như xã Bình Phú, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh trong những năm tiếp theo;

- Nghiên cứu về hoạt động sản xuất kinh tế, văn hóa - xã hội của người Khmer trên địa bàn xã Bình Phú;

- Nghiên cứu về tín ngưỡng tôn giáo; những phong tục tập quán của người Khmer ở xã Bình Phú;

- Nghiên cứu về vai trò lễ hội trong đời sống văn hóa của người Khmer xã Bình Phú;

-Trên cơ sở nghiên đưa ra những giải pháp về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong lễ hội của người Khmer xã Bình Phú; giải pháp về khai thác các giá trị văn hóa của người dân tộc Khmer để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trong vùng đồng bào dân tộc của xã.

Tác giả: Thạch Thị Sa Thi; ThS. Thạch Thị Rọ Mu Ni (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2019.

Mô tả: 43Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 394.26959787/ Th300. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Nêu lên bật diện mạo và ý nghĩa của lễ hội trong xã hội cổ truyền tại xã Trà Côn huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long. Làm nổi bật những đặc điểm mang tính đặc thù, phong cách riêng của một lễ hội truyền thống dân tộc, ngoài ra sẽ trình bày rõ ý nghĩa của lễ hội Chôl Chăm Thmây, tiến trình của lễ hội, chỉ ra những giá trị văn hóa, đồng thời đề ra một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội.

Tác giả: Trần Tuấn Luật; NCS. Sơn Cao Thắng (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2019.

Mô tả: 63Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 394.26959799/ L504. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Nhận diện đặc điểm nghi thức tổ chức lễ hội, các đặc trưng văn hóa (tính cộng đồng, tính giáo dục,…) giá trị văn hóa trong lễ hội Cầu An tại xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Cung cấp một nghiên cứu trường hợp về Lễ hội Cầu An trong văn hóa người Khmer Nam Bộ vào bức tranh nghiên cứu trong ngành Văn hóa học. Cung cấp thêm nguồn tài liệu, cho các nhà nghiên cứu, lý luận về lễ hội, các nhà quản lý văn hóa.

Tác giả: Dương Thị Ngọc Phượng; ThS. Lê Thúy An (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2019.

Mô tả: 60Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 390.0959799/ Ph561. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Thứ nhất, vận dụng lí thuyết về lễ hội phân tích đặc trưng lễ hội Thác Côn của người Khmer ở xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Thứ hai, diễn giải vai trò lễ hội của người Khmer tại địa bàn nói riêng và người Khmer Sóc Trăng nói chung. Thứ ba, trên cơ sở kết quả nghiên cứu về đặc trưng của lễ hội, đề tài góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa của người Khmer đƣợc thể hiện trong lễ hội.

 


Trung tâm Học liệu - Phát triển Dạy và Học

Số 126 - Nguyễn Thiện Thành, Khóm 4, phường 5, Thành phố Trà Vinh - Tỉnh Trà Vinh.

Điện thoại: (+84).294.3855246 số nội bộ: 232. Fax: (+84).294.3855217. Email: lrc@tvu.edu.vn