foto1
foto1
foto1
foto1
foto1

294.3855246 - Số nội bộ: 232
lrc@tvu.edu.vn
Liên hệ:



Tác giả: Lý Thị Đà Ni; ThS. Lê Văn Sao (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2018.

Mô tả: 83Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 781.6200959799/ N300. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Mục đích chính của đề tài này là đem đến cho mọi người có một cái nhìn tổng thể về loại hình âm nhạc dân gian trong nghi lễ vòng đời của người Khmer từ nguồn gốc, ý nghĩa cho đến vai trò của loại hình âm nhạc này trong đời sống tinh thần người Khmer. Từ đó, đưa ra những khuyến nghị và giải pháp bảo tồn các loại hình âm nhạc dân gian trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời giúp mọi người nâng cao hiểu biết, có ý thức trân trọng, gìn giữ và bảo tồn các loại hình âm nhạc dân gian của dân tộc.

 

Tác giả: Sơn Rạch Mô Ni; ThS. Lê Thúy An (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2018.

Mô tả: 56Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 781.6200959786/ N300. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Khóa luận là công trình nghiên cứu một cách khái quát về đặc trưng âm nhạc trong sân khấu Dù kê của người Khmer ở Trà Vinh khẳng định những giá trị về văn hóa mà sân khấu này đem lại cho dân dân tộc Khmer, với công trình nghiên cứu này tôi hi vọng góp phần vào việc giới thiệu cho các dân tộc, trước hết là dân tộc Khmer hiểu được những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Qua bài nghiên cứu này nhằm chỉ ra các đặc trưng giá trị âm nhạc trong nghệ thuật sân khấu Dù kê qua, đó, nhận thức được những thực trạng và đưa ra những đề xuất nhằm bảo tồn và phát triển giá văn hóa truyền thống của dân tộc Khmer.

Tác giả: Thạch Thị Hồng Hoa; PGS. TS. Nguyễn Xuân Hương (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2018.

Mô tả: 49Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 615.88/ H401. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Về ý nghĩa khoa học, nghiên cứu về bài thuốc dân gian nhằm góp phần nhận diện những giá trị của bài thuốc cổ truyền để sau này giúp bà con Khmer có cách sử dụng hợp lí hơn, góp phần bảo tồn và phát huy về các bài thuốc dân gian của dân tộc mình. Về ý nghĩa thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ góp phần bảo tồn những giá trị truyền thống của dân tộc Khmer từ những văn hóa vật chất từ các bài thuốc dân gian trong truyền thống của họ. Qua đó cung cấp nguồn tư liệu, thông tin bổ ích, cho các thế hệ trẻ tương lai để làm hành trang sau này.

 

Tác giả: Sơn Thị Linh; ThS. Kiều Văn Đạt (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2018.

Mô tả: 56Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 394.10959799/ L312. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Người Khmer có văn hóa ẩm thực thường ngày cũng như ẩm thực trong nghi lễ rất đa dạng đặc sắc tạo nên nét riêng có. Nhưng hiện nay đang có sự pha trộn giữa các nền văn hóa với nhau làm cho ẩm thực của người Khmer ngày càng nhạt dần theo năm tháng. Chính vì đều này tôi quyết định nghiên cứu về ẩm thực của người Khmer tại xã Trung Bình, huyện Trần Đề nhằm bảo vệ những gì có giá trị đã được ông cha để lại truyền bá cho dân tộc mình. Nêu cao tính giá trị của văn hóa ẩm thực truyền thống để giới trẻ ý thức được món ăn truyền thống của dân tộc mình. Đặc biệt góp sức mình nghiên cứu để sau này những người nghiên cứu về ẩm thực của người Khmer có thể dựa vào công trình này làm tài liệu tham khảo.

 

Tác giả: Lâm Đại; ThS. Lâm Thị Thu Hiền (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2018.

Mô tả: 53Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 398.0959799/ Đ103. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Tìm hiểu những đặc điểm, nguồn gốc, cũng như cách trình diễn của trống Chhay Yam trong lễ Dâng y Kathina cũng như vai trò và ý nghĩa của trống trong lễ. Cung cấp những luận cứ khoa học góp phần vào việc hoạch định chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa của địa phương cũng như của tỉnh Sóc trăng.

 


Trung tâm Học liệu - Phát triển Dạy và Học

Số 126 - Nguyễn Thiện Thành, Khóm 4, phường 5, Thành phố Trà Vinh - Tỉnh Trà Vinh.

Điện thoại: (+84).294.3855246 số nội bộ: 232. Fax: (+84).294.3855217. Email: lrc@tvu.edu.vn