foto1
foto1
foto1
foto1
foto1

294.3855246 - Số nội bộ: 232
lrc@tvu.edu.vn
Liên hệ:



Tác giả: Công Thị Thanh Ngân; ThS. Lâm Thị Thu Hiền (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2019.

Mô tả: 76Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 394.26959799/ Ng121. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Mục đích và nhiệm vụ nguyên cứu của đề tài này là tìm hiểu lễ hội cúng Phước Biển, về phương thức tổ chức, những đặc trưng văn hóa và vai trò lễ hội cúng Phước Biển, những biến đổi trong lễ hội cúng Phước Biển hiện nay. Từ đó đề ra phương hướng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội. Qua đó, chúng tôi biết được cách thức tổ chức, trình tự các nghi thức, và các giá trị mang lại từ lễ hội.

 

Tác giả: Danh Thị Huỳnh Như; Thạch Thị Sa Phone (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2019.

Mô tả: 40Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 495/ Nh550. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Để tìm hiểu và so sánh TN tiếng Khmer và TN tiếng Việt đầu tiên là sơ lược về cơ sở lý luận và thực tiễn. Tiếp đến là so sánh cấu trúc, cấu tạo, đặc điểm giữa hai thành ngữ và đưa ra nhận định cụ thể về những điểm tương đồng, khác biệt giữa chúng. Nhằm cung cấp và đem lại cho độc giả nói chung cũng như các bạn sinh viên thuộc khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ, trường Đại học Trà Vinh có một cái nhìn rõ ràng hơn giữa TN Khmer – Việt cũng như giải đáp những thắc mắc và những vấn đề còn băn khoăn trong mỗi sinh viên khi tham gia học thuật hoặc nghiên cứu về Văn học dân gian (TN Khmer – Việt). Đối với các bạn sinh viên thuộc chuyên ngành văn hóa thì đây cũng là đề tài giúp cho các bạn có thể hiểu rõ hơn về hai nền văn hóa Việt – Khmer và Khmer – Việt. Bên cạnh đó cũng muốn giúp cho các bạn có niềm đam mê nghiên cứu về VH cũng như các bạn sinh viên đang theo học tại khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật - Khmer Nam Bộ, tìm hiểu và biết rõ hơn về TN tiếng Khmer và TN tiếng Việt, giúp cho những người công tác nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa, văn học có một cái nhìn rõ ràng hơn về hai nền VHDG tiếng Khmer và tiếng Việt.

 

Tác giả: Sơn Thanh Nam; NCS. Sơn Cao Thắng (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2019.

Mô tả: 54Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 294.3435/ N104. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Tìm hiểu lịch sử hình thành ngôi chùa; Những hoạt động tiêu biểu trong đời sống tôn giáo, tâm linh, những thay đổi của nó qua thời gian. Đồng thời, đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực và khắc phục những mặt hạn chế trong đời sống tinh thần của người Khmer ở xã Trung Thành ngày nay. Cung cấp nghiên cứu trường hợp về vai trò của ngôi chùa trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Khmer vào bức tranh nghiên cứu trong ngành Văn hóa học. Cung cấp thêm nguồn tài liệu, lý luận về chùa Khmer, văn hóa chùa Khmer cho các nhà quản lý văn hóa.

Tác giả: Phan Như Ý; ThS. Nguyễn Đình Chiểu (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2019.

Mô tả: 65Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 390.0959786/ Y600. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Nghiên cứu về tục thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở xã Mỹ Hòa, huyện Cầu Ngang là nhằm nhận diện vai trò, làm rõ thêm những gía trị và nguồn gốc của việc thờ cúng ông bà, tổ tiên của cư dân Khmer ở xã Mỹ Hòa, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh nói riêng và huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh nói chung. Từ thực tế nghiên cứu, bài làm hướng đến việc so sánh, tìm ra những nét tương đồng và dị biệt giữa tục thờ cúng tổ tiên của người Khmer với người Việt.

 

Tác giả: Tăng Duy Phát; ThS. Sơn Cao Thắng (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2019.

Mô tả: 71Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 294.3438/ Ph110. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Nhận diện đặc điểm nghi thức, đặc trưng giá trị văn hóa cúng đầu ghe Ngo trong đời sống văn hóa tinh thần của người Khmer, đặc biệt là trong tín ngưỡng của người Khmer. Cung cấp một nghiên cứu trường hợp về nghi thức cúng đầu nge Ngo trong văn hóa người Khmer Nam Bộ vào bức tranh nghiên cứu trong ngành Văn hóa học. Cung cấp thêm nguồn tài liệu, cho các nhà nghiên cứu, lý luận, nhà quản lý văn hóa về lễ hội, nghi thức cổ truyền của người Khmer Nam Bộ.

 


Trung tâm Học liệu - Phát triển Dạy và Học

Số 126 - Nguyễn Thiện Thành, Khóm 4, phường 5, Thành phố Trà Vinh - Tỉnh Trà Vinh.

Điện thoại: (+84).294.3855246 số nội bộ: 232. Fax: (+84).294.3855217. Email: lrc@tvu.edu.vn