Tác giả: Thạch Sâm Bô; ThS. Bùi Thị Luyến (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2019.

Mô tả: 58Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 372.623/ B450. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Thông qua đề tài này, chúng tôi muốn tìm hiểu về những cơ sở lý luận, thực tiễn của PPDH, trong đó có PPGT. Sau đó, chúng tôi sẽ tiến hành vận dụng vào việc giảng dạy Ngữ văn Khmer nói chung và phân môn TLV tiếng Khmer quyển 5 nói riêng. Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là tìm hiểu, phân tích để thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của PPGT, tìm ra những ưu, nhược điểm của phương pháp trong việc giảng dạy TLV. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể vận dụng vào giảng dạy môn Ngữ văn Khmer ở tại các trường DTNT, PT hiện nay. Đối với PPGT không chỉ giúp cho HS có khả năng vận dụng được những lý thuyết đã học để áp dụng vào thực hành các văn bản trong quá trình giao tiếp. PPGT là PP có vai trò rất lớn và đang được sử dụng rộng rãi trong việc dạy tiếng nói chung và dạy tiếng Khmer nói riêng. Khi vận dụng PP này trong việc dạy tiếng và Ngữ văn Khmer nói chung, người GV cần chú ý đến hai mặt chủ yếu là phải giúp HS vận dụng lý thuyết giao tiếp và nhận thức được nhân tố giao tiếp. Đó là nhằm giúp HS phát triển về mặt kiến thức, cũng như trong việc hình thành những kĩ năng, kĩ xảo về lĩnh vực nghe, nói, đọc và viết bằng Ngôn ngữ Khmer. Đặc biệt là giúp cho HS có khả năng tự viết được bài văn Khmer, cũng như viết được những văn bản Khmer thường được sử dụng trong đời sống hằng ngày. Vì vậy, việc vận dụng PPGT là một yếu tố quan trọng trong việc dạy học nói chung và dạy TLV Khmer nói riêng. Với đề tài nghiên cứu này, không những giúp ích cho bản thân chúng tôi trong việc giảng dạy tiếng Khmer, còn giúp chúng tôi càng hiểu rõ hơn về cách thức thực hiện PPGT, cũng như những cách thức sử dụng trong việc thiết kế những hoạt động dạy học, nhằm phục vụ trong việc giảng dạy Ngữ văn Khmer nói chung và phân môn TLV nói riêng.