Tác giả: Võ Văn Sơn;  TS. Nguyễn Phúc Nghiệp (người hướng dẫn khoa học).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2015.

Mô tả: 166Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 390.0959783 S463. Vị trí: Phòng đọc.

Mục tiêu của luận văn:

Thực hiện đề tài “Văn hóa chợ ở Tiền Giang”, tác giả mong muốn khái quát một cách chân thực, sinh động, khoa học về: lịch sử hình thành, ý nghĩ và vai trò của hệ thống chợ ở Tiền Giang đối với đời sống văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người dân vùng đất mới.

Vì thế, luận văn sẽ tập trung phác họa những nét cơ bản nhất về: các kiểu họp chợ đặc trưng; phương thức trao đổi mua bán, đo lường, vận chuyển hàng hóa; cơ cấu tổ chức quản lý chợ; chợ trong phong tục, tập quán, tín ngưỡng; những kiêng kỵ trong kinh doanh, ngôn ngữ giao tiếp ở chợ và văn học dân gian (tục ngữ, thành ngữ, ca dao, hò, vè và những lời ru, lối rao hàng). Trên cơ sở đó, cho chúng ta thấy được những giá trị vô giá của di sản văn hóa chợ mà người dân Tiền Giang đã tạo dựng được trong quá trình khẩn hoang và phát triển kinh tế.

Ngoài ra, nghiên cứu văn hóa chợ ở Tiền Giang cũng là một phương pháp để “giải mã”các đặc trưng về: ngôn ngữ, lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội,... của cư dân tỉnh nhà. Đồng thời, việc nghiên cứu này còn bổ sung một phần tư liệu cho việc nghiên cứu văn hóa chợ ở Nam Bộ nói chung.

Register to read more ...