Tác giả: Cao Văn Bé Tư. PGS. TS. Huỳnh Quốc Thắng (người hướng dẫn khoa học).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2015. Mô tả: 157Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 306.068 / T550. Vị trí: Phòng Tài nguyên nội sinh.

Tóm tắt:

Văn hóa doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp; trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp, chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích. Xây dựng được văn hóa doanh nghiệp là đã tìm ra được tấm thảm bay thần kỳ cho doanh nghiệp.

Toàn cầu hóa kinh tế yêu cầu doanh nghiệp phải phát triển nhanh v à mạnh để có thể tồn tại bền vững. Vai trò của công nghệ kỹ thuật trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời đại ngày nay chỉ mang tính chất tạm thời; không lâu dài. Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố tạo nên tính cạnh tranh lâu dài nhờ khả năng định hướng về tư duy chiếc lược, tạo bản sắc riêng trong từng hoạt động của doanh nghiệp, tạo nên tinh thần, môi trường làm việc hiệu quả.

Xuất phát điểm thấp kém của nền kinh tế, quan niệm xã hội khắc khe về kinh doanh và nghề kinh doanh, sự tồn tại lâu dài cơ chế tập trung quan liêu bao cấp …. Đã dẫn đến tình hình phát triển doanh nghiệp ở nước ta còn chậm so với nhịp độ phát triển của thế giới. Doanh nghiệp đa số có qui mô nhỏ, chưa có bản sắc văn hóa trong kinh doanh, kém năng động, chưa chuyên nghiệp, chưa bắt kịp với những đòi hỏi của đổi mới; ích lợi của cộng đồng, an toàn sức khỏe của người lao động chưa được quan tâm đúng mức; tình trạng vi phạm pháp luật, kinh doanh gian dối vẫn còn phổ biến; thiếu những nhà lãnh đạo doanh nghiệp có trình độ, hiểu biết để kiến tạo văn hóa doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long chưa đạt tiêu chuẩn chung quốc gia, những thế mạnh của bản sắc văn hóa dân tộc ta chưa được khơi gợi đúng mực trong kinh doanh.

Trong từng giai đoạn lích sử, kinh tế nước ta đều đi qua thời đại, cần phải nhận thức rõ nguyên nhân, trên cơ sở học tập kinh nghiệm của các nước phát triểnđi trước để có hướng khắc phục nhanh chóng, hiệu quả.

Bên cạnh những khó khăn thách thức, các doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long cũng có những thuận lợi tạo tiền đề và là động lực để khắc phục những khó khăn đang là rào cản trên bước đường xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Long. Để xây dựng được nền văn hóa doanh nghiệp tại các doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long cần định hướng việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải đảm bảo đạt được trình độ chung của thế giới và mang bản sắc dân tộc, đảm bảo hội nhập chứ không hòa tan.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp yêu cầu sự đồng tâm hiệp lực của toàn thể nhân viên, ban lãnh đạo doanh nghiệp. Bên cạnh đó là vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng những thể chế xã hội, kinh tế, chính trị, pháp luật tốt đẹp nhầm hỗ trợ, định hướng doanh nghiệp trong công cuộc kiến tại văn hóa doanh nghiệp.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp đối với doanh nghiệp cũng như đối với Nhà nước cần những bước đi, giải pháp cụ thể, cần phải xác định được ta đang ở đâu, đích đến của ta là gì và những hành động nào cần thiết để đi đến đích.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần kết hợp sức mạnh của những giá trị văn hóa truyền thống và sức mạnh của tri thức thời đại và một lòng quyết tâm cao độ của cả doanh nghiệp và Nhà nước để rút ngắn khoảng cách và trình độ phát triển giữa doanh nghiệp trong nước và thế giới một cách nhanh nhất. Tất cả các doanh nghiệp đều cùng nhau hướng đến việc xây dựng văn hóa tại doanh nghiệp mình nhằm tạo môi trường lao động lành mạnh, tốt đẹp góp phần vào sự phát triển của tỉnh Vĩnh Long mói riêng và của Việt Nam nói chung.