foto1
foto1
foto1
foto1
foto1

294.3855246 - Số nội bộ: 232
lrc@tvu.edu.vn
Liên hệ:



Tác giả: Thạch Măng Khích; Lê Thị Diễm Phúc (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2018.

Mô tả: 55Tr, kích thước: 30cm. Số định danh:

Mục tiêu nghiên cứu:

Để phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập, phương pháp dạy học sử dụng sơ đồ tư duy tỏ ra có ưu thế. Ở mỗi bài học chứa đựng một số vấn đề cơ bản, bằng sự hiểu biết của mình, giáo viên nêu vấn đề, tổ chức cho học sinh các hoạt động học tập, giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực và kích thích bộ não các em làm việc khi tham gia vào mỗi buổi học. Bên cạnh đó, sơ đồ tư duy còn giúp học sinh dễ dàng dàng tiếp thu bài, bao quát được tất nội dung của bài và giúp các em ghi nhớ bài một cách lâu và sâu hơn. Với sơ đồ tư duy, giáo viên có thể cải thiện được tình trạng học sinh thụ động, không động não suy nghĩ, không biết tự mình chiếm lĩnh tri thức và chỉ có vài em phát biểu, làm việc với giáo viên trong tiết học.

 Với đề tài “Vận dụng sơ đồ tư duy vào dạy học phân môn Đọc hiểu văn bản SGK Tiếng Khmer quyển 7”, chúng tôi đã tiến hành thiết kế hệ thống sơ đồ tư duy mẫu cho một số bài Đọc hiểu văn bản, SGK Tiếng Khmer quyển 7 và vận dụng sơ đồ tư duy đó trong các bước giảng dạy phù hợp, gây hứng thú cho học sinh. Để làm được điều đó, trước hết chúng tôi cũng hướng đến làm rõ một số vấn đề về cơ sở lý luận về sơ đồ tư duy cũng như cơ sở thực tiễn về thực trạng việc vận dụng thiết kế sơ đồ tư duy trong giảng dạy Ngữ văn Khmer nói chung và vận dụng thiết kế sơ đồ tư duy trong dạy học phân môn đọc hiểu văn bản nói riêng.

 

Tác giả: Thạch Ngọc Quang; Lâm Khu (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2018.

Mô tả: 48Tr, kích thước: 30cm. Số định danh:

Mục tiêu nghiên cứu:

Trước khi làm một công việc nào đó, chúng ta thường đặt ra mục tiêu cần đạt được. Đối với đề tài nghiên cứu của chúng tôi cũng vậy, trước khi chọn đề tài “Khảo sát và đề xuất một số phương pháp dạy từ bất quy tắc trong phân môn Tập đọc Sách giáo khoa tiếng Khmer quyển 5, 6, 7” này, chúng tôi đã nhận thấy rằng từ bất quy tắc trong tiếng Khmer còn mập mờ trong đại đa số các sinh viên và giáo viên giảng dạy tiếng Khmer và hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu sâu về từ bất quy tắc trong tiếng Khmer. Các từ bất quy tắc trong tiếng Khmer sẽ được đại đa số các học giả về lĩnh vực ngôn ngữ Khmer quan tâm và biết đến, mọi vấn đề còn bất cập về định nghĩa cũng như dấu hiệu nhận biết từ bất quy tắc sẽ được đề cập đến thông qua bài nghiên cứu này. Bên cạnh đó, đề tài này sẽ là tiền đề trong việc nghiên cứu về từ bất quy tắc, góp phần thiết thực vào việc giảng dạy của giáo viên và là nguồn tài liệu cho các sinh viên và các học giả quan tâm đến lĩnh vực ngôn ngữ Khmer đặc biệt là liên quan đến từ bất quy tắc.

 

Tác giả: Thạch Thị Thu Vân; ThS. Thạch Thị Thanh Loan (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2018.

Mô tả: 44Tr, kích thước: 30cm. Số định danh:

Mục tiêu nghiên cứu:

- Rèn kỹ năng Kể của học sinh;

- Nắm các hoạt động trong công tác giảng dạy phân môn Kể chuyện từ đó xây dựng các bài dạy học và tổ chức thảo luận nhóm;

- Góp phần tạo cho tiết học sinh động, nhằm thu hút sự hứng thú của học sinh vào bài giảng;

- Tiếp cận và nắm các cơ sở lý luận của hình thức thảo luận nhóm để làm nền tảng trong việc xây dựng quy trình tổ chức có hiệu quả.

- Hiểu và vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào dạy học phân môn Kể chuyện SGK Tiếng Khmer quyển 4 nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và đa dạng hóa hình thức học tập;

- Tăng năng lực hợp tác và đoàn kết lẫn nhau.

 

Tác giả: Thạch Thị Mẫn; PGS. TS. Nguyễn Xuân Hương (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2018.

Mô tả: 54Tr, kích thước: 30cm. Số định danh:

Mục tiêu nghiên cứu:

- Tìm hiểu nội dung các câu tục ngữ trong sách giáo khoa tiếng Khmer quyển 3;

- Tìm hiểu các giá trị truyền thống hàm chứa trong các câu tục ngữ trong sách giáo khoa tiếng Khmer quyển 3;

- Đề xuất phương thức giáo dục thông qua cách dạy các câu tục ngữ trong sách giáo khoa tiếng Khmer quyển 3.

 

 

Tác giả: Thạch Thị Chanh Đa; ThS. Danh Mến (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2018.

Mô tả: 54Tr, kích thước: 30cm. Số định danh:

Mục tiêu nghiên cứu:

- Nhằm giúp giáo viên (GV) hiểu đúng hơn, tránh hiểu nhầm về các vấn đề dạy tích hợp;

- Khái quát lại những nét cơ bản về phân môn Đọc hiểu văn bản sách giáo khoa (SGK) tiếng Khmer Quyển 5;

- Giúp làm rõ, phân tích khách quan hơn về dạy học theo hướng tích hợp;

- Đề tài này cũng trang bị cho bản thân tôi những kiến thức và kĩ năng sư phạm cần thiết đối với một người GV trong tương lai.

 


Trung tâm Học liệu - Phát triển Dạy và Học

Số 126 - Nguyễn Thiện Thành, Khóm 4, phường 5, Thành phố Trà Vinh - Tỉnh Trà Vinh.

Điện thoại: (+84).294.3855246 số nội bộ: 232. Fax: (+84).294.3855217. Email: lrc@tvu.edu.vn