foto1
foto1
foto1
foto1
foto1

294.3855246 - Số nội bộ: 232
lrc@tvu.edu.vn
Liên hệ:



Tác giả: Nguyễn Thị Hà; ThS. Lâm Quang Vinh (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2019.

Mô tả: 69Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 398.410959786/ H100. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Nhận diện nguồn gốc, vai trò, sự giao lưu, ý nghĩa, nghi thức tổ chức, cúng tế của tín ngưỡng thờ Neak Tà. Cung cấp những luận chứng, luận cứ khoa học cần thiết cho các cơ sở ban ngành chuyên môn, đặc biệt là các Sở Văn hóa, Ban Dân tộc,...để giữ gìn và phát huy tín ngưỡng này

 

Tác giả: Lý Thị Kim Linh; Thạch Thị Rọ Mu Ni (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2018.

Mô tả: 48Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 781.620059786/ L312. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Tìm hiểu nguồn gốc và lịch sử ra đời của Dàn nhạc ngũ âm Khmer. Dàn nhạc ngũ âm được sử dụng trong lễ Tết ở nhà chùa - trường hợp lễ hội Chol Chnam Thmay tại Trà Vinh Đi sâu vào nghiên cứu từng bộ phận của Dàn nhạc ngũ âm, từ đó nêu bật lên giá trị văn hóa của nó trong lễ Tết của người Khmer. Tìm hiểu các bài bản nhạc được diễn tấu trong lễ hội Chol Chnam Thmay và ý nghĩa, sự ảnh hưởng của nó đối với đời sống văn hóa tinh thần của người Khmer tại tỉnh Trà Vinh. Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng sử dụng Dàn nhạc ngũ âm trong cộng đồng người Khmer tại Trà Vinh từ đó rút ra những mặt tích cực. Đồng thời, nêu lên những mặt hạn chế trong quá trình giữ gìn và phát triển. Từ đó có được kết luận và kịp thời tìm ra các nguyên nhân, định hướng những giải pháp nhằm bảo tồn dàn nhạc ngũ âm trong cộng đồng. Phát huy hơn nữa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc ở đây cụ thể là dàn nhạc ngũ âm một cách đúng đắn, phù hợp với sự phát triển chung của nền văn hóa nghệ thuật đất nước ở hiện tại.

 

Tác giả: Hồ Văn Đại Đồng; ThS. Nguyễn Đình Chiểu (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2019.

Mô tả: 66Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 680.959786/ Đ455. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề truyền thống của người Khmer xã Hòa Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Khảo sát các làng nghề truyền thống của người Khmer tại xã Hòa Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, phỏng vấn, thu thập tài liệu, tìm hiểu những yếu tố dẫn đến sự biến đổi trong quá trình hội nhập hiên nay.

 

Tác giả: Thạch Sang; ThS. Lâm Thị Thu Hiền (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2019.

Mô tả: 67Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 305.895932/ S106. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Trên cơ sở tiếp thu các nghiên cứu mang tính chất lí luận và thực tiễn về sóc của người Khmer Nam Bộ nói chung, đề tài đi sâu khảo sát, nghiên cứu về một trường hợp cụ thể, đó là khảo sát những giá trị văn hóa truyền thống và những biến đổi ở Sóc Ô Chrây, xã Tân Hùng- huyện Tiểu Cần- tỉnh Trà Vinh, một Sóc có đông dân tộc Khmer sinh sống với mục đích: Khảo sát thực trạng đời sống văn hóa Khmer, nghiên cứu những yếu tố, văn hóa truyền thống được bảo lưu và những biến đổi, đi sâu nghiên cứu về lịch sử hình thành và cấu trúc và chức năng Sóc của người Khmer ở Tiểu Cần nói chung và sóc Ô Chrây nói riêng.Phân tích, đánh giá những mặt tích cực và hạn chế của những biến đổi trong đời sống văn hóa Phum Sóc của bà con Khmer.Trên cơ sở đó góp phần: Phát huy giá trị văn hóa tích cực của đồng bào Khmer trong tổ chức xã hội, phong tục, tập quán, trên cơ sở giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Khmer và tìm hiểu những nhân tố mới mang giá trị tích cực trong giao lưu, tiếp biến văn hóa đương đại.

 

Tác giả: Thạch Thị Ngọc Nhân; NCS. Sơn Cao Thắng (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2019.

Mô tả: 74Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 305.895932/ Nh121. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Khóa luận Tốt nghiệp là công trình nghiên cứu về chùa và vai trò của chùa Phnô Om Pung trong đời sống văn hóa tinh thần của người Khmer ở xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Chùa là trung tâm tín ngưỡng tôn giáo của người Khmer nơi đây, là trung tâm văn hóa của cộng đồng, nơi diễn ra các lễ hội của phum, sróc; Chùa Phnô Om Pung cũng như là một trường học, là nơi giáo dục đạo đức, phong cách làm người, chùa vừa dạy chữ cho trẻ em, vừa đào tạo kĩ năng lao động cho các thanh niên tu học tại chùa; Chùa là thư viện, là bảo tàng lưu giữ các giá trị vật chất cũng như các giá trị tinh thần của người Khmer nơi đây; Chùa là nơi hoạt động thiện nguyện nhân đạo nuôi dưỡng người già cả, neo đơn. Đồng thời Khóa luận Tốt nghiệp cũng chỉ ra những đóng góp của chùa Phnô Om Pung trong phong trào cách mạng ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Khóa luận Tốt nghiệp có thể là tài liệu tham khảo cho giảng dạy và học tập các kiến thức có liên quan đến văn hóa và lịch sử đấu tranh của đồng bào Khmer Nam Bộ.

 


Trung tâm Học liệu - Phát triển Dạy và Học

Số 126 - Nguyễn Thiện Thành, Khóm 4, phường 5, Thành phố Trà Vinh - Tỉnh Trà Vinh.

Điện thoại: (+84).294.3855246 số nội bộ: 232. Fax: (+84).294.3855217. Email: lrc@tvu.edu.vn