foto1
foto1
foto1
foto1
foto1

294.3855246 - Số nội bộ: 232
lrc@tvu.edu.vn
Liên hệ:



Tác giả: Lý Thiên Trang; ThS. Nguyễn Đình Chiểu (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2018.

Mô tả: 48Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 781.6200959799/ Tr106. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Các nhạc khí Khmer đã được tồn tại và phát triển đến hôm nay chủ yếu nhờ vào phương pháp truyền ngón và truyền khẩu từ thế hệ này sang thế hệ khác. Xong hiện nó đang có nguy cơ mai một dần theo thời gian, bởi các trào lưu âm nhạc hiện đại lấn át, theo thời thời gian các loại hình nghệ thuật âm nhạc của người Khmer cũng sẽ bị mai một dần. Với vần đề cấp bách này, mục đích đề tài nhằm hướng đến: Việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy các loại hình nghệ thuật âm nhạc đặc biệc là loại hình nghệ thuật Châm Riêng Cha pay; tôn vinh nghệ nhân biểu diễn Châm Riêng Cha pay ở huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn loại hình nghệ thuật đang bị quên lãng này; giúp cho nguời Khmer có thể hiểu hơn về giá trị văn hóa nghệ thuật của các nhạc cụ truyền thống đối với bản sắc riêng của dân tộc mình.

 

Tác giả: Thạch Thị Phon La; ThS. Nguyễn Đình Chiểu (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2018.

Mô tả: 58Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 783.00959787/ L100. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Để mọi người dân Khmer biết được loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của5 quốc gia có nguồn gốc từ đâu?, nhạc cụ biểu diễn gồm những gì?, nội dung bài hát được nghệ nhân thể hiện là gì?, được biểu diễn khi nào và biểu diễn ở đâu?, những ý nghĩa của Hát Chom rieng Cha pay. Bên cạnh đó còn nêu lên vai trò thực trạng ngày nay của Chom rieng Cha pay, nguyên nhân và đưa ra một số phương hướng giải pháp để bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian này. Qua đó, giáo dục ý thức cho các bạn trẻ về văn hóa truyền thống của dân tộc khi văn hóa đang đứng trước nguy cơ mai một rất lớn trong thời buổi hội nhập như ngày nay để Chom rieng Cha pay ăn sâu vào trong tiềm thức của người con Khmer. Ngoài ra, còn để nâng tầm Hát Chom rieng Cha pay của người Khmer ghi nhận xứng đáng với những giá trị của nó mang lại và khích lệ những nghệ nhân Chom rieng Cha pay sẽ cố gắng hơn nữa trong sự nghiệp giữ gìn một di sản văn hóa độc đáo của dân tộc mình, giúp cho Chom rieng Cha pay nhận được sự quan tâm nhiều hơn nữa từ cộng đồng để từ đó, có thêm cơ hội để bảo tồn và phát triển loại hình nghệ thuật dân tộc độc đáo này.

 

Tác giả: Nguyễn Thị Kim Thoa; ThS. Lê Văn Sao (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2018.

Mô tả: 73Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 393.0959786 / Th401. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Trên cơ sở kế thừa những tài liệu khoa học nghiên cứu về âm nhạc dân gian của người Khmer đã được công bố trước đây, nghiên cứu “Vai trò của nhạc lễ trong đời sống tinh thần người Khmer Thành phố Trà Vinh” nhằm góp phần cung cấp những thông tin về hệ thống nhạc lễ trong nghi lễ vòng đời và trong các lễ hội truyền thống của người Khmer, bổ sung thêm tư liệu về âm nhạc dân gian Khmer giúp các sinh viên chuyên ngành văn hóa học, ngôn ngữ Khmer, văn hóa các dân tộc thiểu số có thêm những kiến thức về văn hóa Khmer. Trên cơ sở miêu thuật, diễn giải về việc thực hành nhạc lễ, chúng tôi căn cứ vào thực tiễn để làm nổi bật những giá trị và vai trò của nhạc lễ đối với đời sống tinh thần của cộng đồng người Khmer thành phố Trà Vinh. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị âm nhạc dân gian đối với cộng đồng người Khmer, tiêu biểu là hệ thống nhạc lễ. Đây vấn đề hết sức cần thiết nhằm góp thêm tư liệu để các cơ quan nhà nước quan tâm sâu sắc hơn đến việc bảo tồn các giá trị âm nhạc dân gian Khmer nói riêng và các giá trị văn hóa Khmer nói chung tại địa phương. Đảm bảo thực hiện tốt công cuộc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

 

Tác giả: Thạch Chanh Trà; ThS. Lâm Thị Thu Hiền (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2018.

Mô tả: 59Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 781.6200959786/ Tr100. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Đề tài làm rõ một số vấn đề về vai trò dàn nhạc Ngũ âm trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Khmer, đặc biệt là trong phong tục Tang ma của người Khmer: Lịch sử hình thành và phát triển dàn nhạc Ngũ âm của người Khmer tại Trà Vinh nói chung và tại xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành nói riêng; vai trò, giá trị của dàn nhạc Ngũ âm trong lễ tang của người Khmer; thực trạng và phương hướng bảo tồn của dàn nhạc Ngũ âm tại địa phương.

Tác giả: Thạch Thị Bích Duyên; ThS. Lê Thúy An (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2018.

Mô tả: 57Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 781.62/ D527. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Với đề tài này mục đích của tôi nhằm cung cấp cho người đọc có thêm nguồn tư liệu mới về âm nhạc trong lễ hội của người Khmer, trong đó tập trung xoáy sâu vào âm nhạc trong lễ Kết giới Sima của người Khmer tại phường 6, thành phố Trà Vinh. Cùng với đó giúp người đọc biết thêm về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Kết giới Sima cũng như vai trò của âm nhạc trong nghi lễ Kết giới Sima. Phân tích cụ thể từng thể loại âm nhạc cả về truyền thống lẫn hiện đại qua đó cho ta thấy được một số nét biến đổi trong âm nhạc của người Khmer. Đồng thờì, giúp người đọc có cái nhìn mới hơn, sâu sắc hơn trong cách thức biểu diễn cũng như ý nghĩa về nhận thức, tâm lý và tình cảm của người tham gia lễ hội khi được thưởng thức những thể loại âm nhạc truyền thống và hiện đại trong nghi lễ Kết giới Sima. Qua đó, nêu lên những nét hạn chế, yếu kém trong quá trình phát triển của âm nhạc dân tộc. Từ đó, định hướng những giải pháp bảo tồn và phát huy hơn nữa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Khmer.


Trung tâm Học liệu - Phát triển Dạy và Học

Số 126 - Nguyễn Thiện Thành, Khóm 4, phường 5, Thành phố Trà Vinh - Tỉnh Trà Vinh.

Điện thoại: (+84).294.3855246 số nội bộ: 232. Fax: (+84).294.3855217. Email: lrc@tvu.edu.vn