foto1
foto1
foto1
foto1
foto1

294.3855246 - Số nội bộ: 232
lrc@tvu.edu.vn
Liên hệ:



Tác giả: Nguyễn Khắc Bằng. PGS. TS. Đỗ Văn Dũng (người hướng dẫn khoa học).

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM. Năm: 2014. Mô tả: 80Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 621.319 B116. Vị trí: Phòng Tài nguyên nội sinh.

Mục tiêu nghiên cứu:

Nghiên cứu về lý thuyết hệ thống cung cấp điện trên xe gắn máy. Nghiên cứu, tính toán dùng siêu tụ điện thay thế accu trên xe gắn máy. Thiết kế hệ thống cung cấp điện dùng siêu tụ điện thay thế cho accu trên xe gắn máy. Thực nghiệm, đánh giá sự phóng nạp của siêu tụ trên mạch điện của xe gắn máy khi thay thế cho accu

 

Tác giả: Đoàn Minh Thuận, TS. Nguyễn Tường Long (Người hướng dẫn khoa học).

Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế. Năm XB: 2012. Mô tả: 150Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: , vị trí: Phòng Tài nguyên nội sinh

Trong luận văn này trình bày quá trình mô phỏng ảo bằng phương pháp phần tử hữu hạn biến dạng lớn, thông qua chương trình ANSYS/LS-DYNA và mô phỏng thực trên mô hình máy uốn 3 trục tại Công ty TNHH Nguyễn Trình Trà Vinh và trên mô hình máy uốn 3 trục từ các công trình nghiên cứu của Đặng Đức Độ về cầu vòm ống thép nhồi bê tông cho Cầu Công Lý – Tp.HCM

 

Tác giả: Tăng Tấn Minh; PGS.TS Nguyễn Đăng Điệm (Người hướng dẫn Khoa học).

Trường ĐH GTVT TP. HCM. Năm XB: 2011. Mô tả: 100Tr, kích thước: 21x29 cm. Số định danh: 519 / M312. Vị trí: Phòng Tài nguyên nội sinh.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

Mục đích của luận văn là nghiên cứu, đề ra các giải pháp có tính khả thi để đánh giá và lựa chọn các thiết bị cơ giới hợp lý có thể đưa vào khai thác để nâng cao chất lượng và đảm bảo hiệu quả kinh tế - kỹ thuật thi công công trình nâng cấp Quốc lộ 53 đoạn Thành phố Trà Vinh – Cầu Ngang.

 

Tác giả: Lương Hoàng Phong; TS. Phạm Đình Trực (Người hướng dẫn Khoa học).

Trường ĐH Bách Khoa TP. HCM. Năm XB: 2009. Mô tả: 122Tr, kích thước: 21x29 cm. Số định danh: 629.8/ Ph431. Vị trí: Phòng Tài nguyên nội sinh.

Tóm tắt:

Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, động cơ không đồng bộ với các ưu điểm là gọn nhẹ, chi phí vận hành, bảo dưỡng và giá thành thấp, không ô nhiễm môi trường cho nên ngày càng được sử dụng rộng rãi. Đặc biệt với sự phát triển của công nghệ bán dẫn được áp dụng trong kỹ thuật điều khiển và khi các phương pháp điều khiển động cơ không đồng bộ theo định hướng trường được áp dụng vào thực tế, nó cho phép điều khiển chính xác moment và tốc độcủa động cơ, thì động cơ không đồng bộ được sử dụng hầu hết các lĩnh vực khác nhau trong công nghiệp, các dây chuyền sản xuất thay thế cho động cơ điện một chiều . . .

Nhằm tìm hiểu một cách đầy đủ hơn các dạng ảnh hưởng về mặt điện từ tồn tại trong thực tế vận hành của động cơ không đồng bộ, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu mô hình động cơ không đồng bộ có xem xét ảnh hưởng của tổn hao sắt từ và bão hòa từ, bằng phương pháp điều khiển định hướng từ thông rotor (RFOC). Với mục tiêu này cấu trúc luận văn gồm 9 chương cụ thể như sau:

- Chương 1: Tổng quan động cơ không đồng bộ và các phương pháp điều khiển.

- Chương 2: Mô hình toán động cơ không đồng bộ.

- Chương 3: Mô phỏng động cơ không đồng bộ.

- Chương 4: Lý thuyết điều khiển định hướng từ thông rotor (RFOC).

- Chương 5: Mô phỏng điều khiển định hướng từ thông rotor (RFOC) động cơ không đồng bộ.

- Chương 6: Kết quả mô phỏng điều khiển định hướng từ thông rotor (RFOC) động cơ không đồng bộ.

- Chương 7: Mô phỏng RFOC kết hợp với bộ điều khiển vận tốc fuzzy-PID cho mô hình động cơKĐB.

- Chương 8: Kết luận.

- Chương 9: Tài liệu tham khảo.

 

Tác giả: Dương Minh Hùng. PGS. TS. Lê Chí Cương (người hướng dẫn khoa học).

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM. Năm: 2015. Mô tả: 89Tr, kích thước: 30cm. Số định danh:

Tóm tắt:

Độ cứng là một chỉ tiêu cơ tính quan trọng của vật liệu cơ khí và thường được xác định bằng các phương pháp phá hủy truyền thống (Rockwell,Vickers, Brinell).

Với nhược điểm trên,trong bài viết này tác giả đã nghiên cứu một phương pháp mới có thể kiểm tra độ cứng của vật liệu mà không làm phá hủy bề mặt bằng việc sử dụng máy đo nhiễu xạ X quang. Bài báo này nghiên cứu độ cứng của thép C45 được tôi cao tần với thời gian tôi của các mẫu thử khác nhau (10 giây, 15 giây, 20 giây, 25 giây, 30 giây, 40 giây và 50 giây) . Sau đó các mẫu thử được kiểm tra bằng phương pháp nhiễu xạ x-quang (thể hiện qua bề rộng trung bình của đường nhiễu xạ).

Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng độ cứng của các mẫu thử (HRC) tăng dần thì bề rộng trung bình (B) cũng tăng dần và mối quan hệ của chúng được thể hiện qua công thức:

HRC2 = 78,2292 - 223,9764.exp(- B/0,3608)

 


Trung tâm Học liệu - Phát triển Dạy và Học

Số 126 - Nguyễn Thiện Thành, Khóm 4, phường 5, Thành phố Trà Vinh - Tỉnh Trà Vinh.

Điện thoại: (+84).294.3855246 số nội bộ: 232. Fax: (+84).294.3855217. Email: lrc@tvu.edu.vn