foto1
foto1
foto1
foto1
foto1

294.3855246 - Số nội bộ: 232
lrc@tvu.edu.vn
Liên hệ:



Tác giả: Bùi Minh Hoài. TS. Nguyễn Ngọc Thơ (người hướng dẫn khoa học).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2015. Mô tả: 182Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 392.50959787/ H404. Vị trí: Phòng Tài nguyên nội sinh

Tóm tắt:

Lễ cưới của người Hoa Triều Châu thường được tổ chức theo các trình tự như sau:

- Giai đoạn tiền ngưỡng, bao gồm các lễ:

Lễ trưởng thành hay còn gọi là lễ “Xuất hoa viên”: đây là nghi lễ thành đinh cho con trai và lễ ra vườn hoa (bông) dành cho con gái nhằm từ biệt tuổi ấu thơ để bước vào tuổi trưởng thành.

Lễ Nạp thái (dạm ngỏ):là kết quả kết nối của người mai mối để hai họ bằng lòng với nhau. Sau đó họ nhà trai sẽ sắm một lễ vật đến nhà gái với ý nghĩa mong được hỏi vợ cho con trai . Khi họ nhà gái chấp nhận tiếp xúc với họ nhà trai thì họ nhà trai sẽ viết một bức thư có nội dung muốn ngỏ ý cầu hôn và xin được bước sang nhà gái để bàn tính hôn sự. Đây là bức thư thứ nhất trong bộ tam thư.

Lễ Vấn danh: nhà trai nhờ người mai mối đến nhà gái hỏi tên, tuổi, ngày, giờ sinh, tháng đẻ của cô gái và họ của cha mẹ cô gái để về đi xem bói. Trong lễ này người mai mối mang theo một bức thư để hỏi nhà giá những chi tiết về người con gái (bức thư thứ hai trong bộ tam thư).

Lễ nạp trưng: lễ vật mang sang nhà cô dâu khoảng từ tám đến mười haimâm tùy theo hoàn cảnh gia đình, đồng thời nhà trai sẽ gửi cho cô dâu một số tiền gọi là “tiền chợ” với mục đích để cô dâu mua sắm những vật dụng cần thiết cho ngày hôn lễ.

Lễ Thỉnh kỳ: nhà trai đi xem bói để chọn ngày lành tháng tốt để thông báo cho nhà gái biết về ngày, giờ làm lễ Nghinh thân,may quần áo, cắt tóc, sắm sửa đồ dùng cho cô dâu và chú rể.

Lễ xuất giá: thường kéo dài hai ngày. Đêm trước khi cô dâu về nhà chồng, nhà gái làm lễ xuất giá cho con gái. Lễ này có ý nghĩa làm lễ tạ ơn cha mẹ công sinh thành, dưỡng dục. Ngay khi lễ xuất giá được tiến hành, hôn lễ đã bước vào giai đoạn chính lễ.

-Giai đoạn trong ngưỡng bao gồm các lễ:

Đây là nhóm các hoạt động diễn ra trong chính lễ, ứng với “giai đoạn chuyển tiếp trong trạng thái nửa vời, bồng bềnh”, bao gồm hai lễ chính sau:

Lễ Nghinh thân: nhà trai chuẩn bị lễ vật, chú rể, người mai mối, anh, em, bà con ruột thịt họ hàng, và một số bạn bè đến nhà gái làm lễ trước bàn thờ tổ tiên để xin rước dâu. Đây là nghi lễ chính thức, cột mốc đánh dấu tâm thế của đời sống hôn nhân.

Lễ động phòng: Người Hoa Triều Châu ở Vĩnh Long vẫn còn giữ phong tục làm lễ động phòng cho đôi tân lang - tân nương mới cưới để cầu chúc hòa hợp và sớm sinh con cháu.

-Giai đoạn sau ngưỡng bao gồm các lễ:

Lễ kiến kỳ: sau hai hoặc ba ngày, cô dâu cùng chú rể, người thân thích của nhà trai trở về nhà gái gọi là lễ phản bái.

Tóm lại, Lễ cưới của người Hoa Triều Châu ngày nay đã có sự thay đổi đáng kể so với truyền thống. Sự biến đổi này đã làm mất đi một phần nào đó đặc tính truyền thống và nét đẹp văn hóa đặc sắc của lễ cưới. Với sự phát triển của xã hội, lễ cưới của người Hoa Triều Châu ngày càng được tổ chức đơn giản, các nghi thức trong lễ cưới không còn được đầy đủ như lễ cưới truyền thống, và do vậy ý nghĩa văn hóa của nó cũng mai một ít nhiều.

Qua luận văn này tôi xin đóng góp một phần ý kiến của cá nhân tôi với mục đích gìn giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống trong lễ cưới của người Hoa Triều Châu.

 


Trung tâm Học liệu - Phát triển Dạy và Học

Số 126 - Nguyễn Thiện Thành, Khóm 4, phường 5, Thành phố Trà Vinh - Tỉnh Trà Vinh.

Điện thoại: (+84).294.3855246 số nội bộ: 232. Fax: (+84).294.3855217. Email: lrc@tvu.edu.vn