foto1
foto1
foto1
foto1
foto1

294.3855246 - Số nội bộ: 232
lrc@tvu.edu.vn
Liên hệ:



Tác giả: Nguyễn Thị Phượng Khánh. PGS. TS. Phạm Thị Thu Yến (người hướng dẫn khoa học)

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2014. Mô tả: 141Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 391.00959786 Kh107. Vị trí: Phòng Tài nguyên nội sinh.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các loại trang phục của người Khmer trong cuộc sống sinh hoạt như: quần áo, trang sức, phụ trang và hình ảnh trang phục được thể hiện trong văn học nghệ thuật bao gồm: những hình ảnh về trang phục xuất hiện trong dân ca, truyện cổ, thành ngữ, tục ngữ, trên sân khấu – trong trình diễn để nghiên cứu sâu hơn về văn hóa của tộc người qua đó thể hiện cách ứng xử của họ đối với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

Không gian nghiên cứu của luận văn là cộng đồng người Khmer ở tỉnh Trà Vinh trong đó tập trung ở những địa bàn có đông đồng bào Khmer sinh sống như: huyện Trà Cú, huyện Cầu Ngang, huyện Châu Thành, phường 8 và phường 9 thành phố Trà Vinh. Chúng tôi có so sánh với cộng đồng người Việt, người Khmer giữa các vùng để tìm hiểu việc lưu giữ yếu tố truyền thống và những biến đổi trên trang phục đến thời điểm hiện nay.

Thời gian nghiên cứu, chúng tôi chọn mốc thời gian trước năm 1975 là truyền thống và sau năm 1975 đến 2014 là hiện nay vì sau khi đất nước thống nhất không còn chiến tranh. Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người Khmer ngày càng ổn định và đi vào phát triển. Họ đã có điều kiện để giữ gìn bản sắc văn hóa cũng như giao lưu văn hóa với các dân tộc anh em để tiếp thu những yếu tố văn hóa mới làm phong phú thêm vốn văn hóa tộc người.

 


Trung tâm Học liệu - Phát triển Dạy và Học

Số 126 - Nguyễn Thiện Thành, Khóm 4, phường 5, Thành phố Trà Vinh - Tỉnh Trà Vinh.

Điện thoại: (+84).294.3855246 số nội bộ: 232. Fax: (+84).294.3855217. Email: lrc@tvu.edu.vn