foto1
foto1
foto1
foto1
foto1

294.3855246 - Số nội bộ: 232
lrc@tvu.edu.vn
Liên hệ:



Tác giả: Lai Phước Sơn, PGS. TS. Trần Ngọc Hải, PGS. TS. Trần Thị Thanh Hương (Người hướng dẫn khoa học).

Trường Đại học Cần Thơ. Năm: 2012.

Mô tả: 113Tr, kích thước: 29cm

Nội dung:

Thí nghiệm so sánh một số chỉ tiêu sinh học: tăng trưởng, sinh sản và tỉ lệ sống của tôm càng xanh trong bể nuôi quần thể với độ mặn khác nhau, ảnh hưởng của độ mặn lên các chỉ tiêu tăng trưởng, lột xác, sinh sản, tỉ lệ sống của tôm càng xanh nuôi cá thể.

Register to read more ...

Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Nhi; TS. Đỗ Thị Thanh Hương(Người hướng dẫn Khoa học).

Trường ĐH Cần Thơ. Năm: 2011

Mô tả: 77Tr, kích thước: 21x29 cm

Số định danh: . Vị trí: Phòng đọc.

Tóm tắt:

 Diazinon là loại thuốc BVTV gốc lân hữu cơ được sử dụng rộng rãi trong canh tác lúa ở ĐBSCL. Các loài thủy sản có nhiều nguy cơ bị ảnh hưởng từ việc sử dụng thuốc BVTV trong canh tác nông nghiệp. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá sự ảnh hưởng của diazinon lên chỉ tiêu huyết học, enzyme cholinesterase và tăng trưởng của cá tra. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nồng độ diazinon (0,039 mg/L, 0,35 mg/L, 3,18 mg/L, 3,5 mg/L) và đối chứng.

Kết quả cho thấy diazinon có độ độc cao đối với cá tra (LC50-96 giờ là 3,89 mg/L). Số lượng hồng cầu và tỷ lệ huyết cầu tăng khi cá tiếp xúc thuốc, MCV, MCH, MCHC có biến động nhưng không đáng kể so với đối chứng. Các chỉ tiêu huyết học dần dần phục hồi đến ngày thu mẫu14 đã phục hồi so với đối chứng. Hoạt tính ChE giảm mạnh trong não, gan, mang, cơ khi cá tiếp xúc với nồng độ diazinon càng cao. ChE trong não bị ức chế cao nhất (93,43% và 95, 72%) sau khi tiếp xúc thuốc 24 giờ ở nồng độ 3,18 mg/L và 3,5 mg/L. Hoạt tính ChE trong não, gan, mang ở nồng độ 0,039 mg/L và 0,35 mg/L giảm bởi diazinon, nhưng dần dần phục hồi sau 14 ngày. ChE ở nồng độ cao (3,18 mg/L và 3,5 mg/L) sau 14 ngày hoạt tính chưa phục hồi so với đối chứng. Tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng tương đối (SGR) giảm khi cá tiếp xúc với diazinon càng cao.

Register to read more ...

Tác giả: Nguyễn Minh Hiền; TS. Nguyễn Đức Hiền (Người hướng dẫn Khoa học).

Trường ĐH Cần Thơ. Năm: 2011

Mô tả: 103Tr, kích thước: 21x29 cm

Số định danh: . Vị trí: Phòng đọc.

Tóm lượt:

Đề tài khảo sát tình hình chăn nuôi và tỷ lệ nhiễm Mycoplasma gallisepticum trên gà thả vườn tại Trà Vinh. Đồng thời đánh giá hiệu quả 3 loại kháng sinh là: enrofloxacin, tilmicosin và tulathromycin trong điều trị bệnh Mycoplasma gallisepticum gây ra.

Khảo sát trên 48 hộ chăn nuôi gà thả vườn có qui mô đàn lớn hơn 50 con. Kết quả gà được nuôi với nhiều phương thức khác nhau: nuôi chăn thả là 29,17%, nuôi bán chăn thả là 58,33% và nuôi nhốt là 12,5%.

Qua kết quả kiểm tra 1.310 mẫu huyết thanh trên gà thả vườn bằng phản ứng ELISA. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm Mycoplasma gallisepticum ở gà thả vườn tại Trà Vinh là 43,66%. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Mycoplasma gallisepticum phụ thuộc vào phương thức chăn nuôi. Loại hình nuôi chăn thả có tỷ lệ nhiễm là 34,07% với trung bình tỷ số S/P là 1,25; nuôi bán chăn thả tỷ lệ nhiễm là 42,25% với trung bình tỷ số S/P là 1,37 và nuôi nhốt thì tỷ lệ nhiễm là 54,58% với trung bình tỷ số S/P là 1,53.

Thí nghiệm hiệu quả điều trị Mycoplasma gallisepticum bằng 3 loại kháng sinh: enrofloxacin, tilmicosin và tulathromycin đều có hiệu quả điều trị, cải thiện năng suất sinh trưởng. Trong đó, tilmicosin cho kết quả tốt nhất: làm giảm tỷ lệ gà nhiễm bệnh từ 100% với tỷ số S/P trung bình là 1,120 xuống còn 38,89% với tỷ số S/P trung bình là 0,528 và làm tăng năng suất sinh trưởng là 11,13% so với nghiệm thức đối chứng.

Triệu chứng và bệnh tích của gà ở các nghiệm thức thí nghiệm quan sát được phù hợp với kết quả kiểm tra huyết thanh học, gà ở nghiệm thức đối chứng có mức độ nhiễm bệnh cao thì các triệu chứng và bệnh tích đặc trưng được thể hiện rõ.

Register to read more ...

Tác giả: Nguyễn Văn Tùng Lâm; PGS. TS. Lê Thị Mến (Người hướng dẫn Khoa học).

Trường ĐH Cần Thơ. Năm: 2012

Mô tả: 208Tr, kích thước: 21x29 cm

Số định danh: 636.4 L120. Vị trí: Phòng đọc.

 

Register to read more ...

Tác giả: Phan Chí Hiếu; Dương Ngọc Thành (Người hướng dẫn Khoa học).

Trường ĐH Cần Thơ. Năm: 2010

Mô tả: 85Tr, kích thước: 21x29 cm

Số định danh: . Vị trí: Phòng đọc.

Tóm lượt:

Trong giai đoạn hội nhập thế giới, Nông dân phải tổ chức lại sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn với nhiều hình thức hợp tác thích hợp, đa dạng. Trong đó, hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) là nơi tập hợp đa số nông dân để làm ra sản phẩm nông, thủy sản đủ lớn về sản lượng, ổn định về số lượng, an toàn và chất lượng sản phẩm không ngừng tăng, giá thành ngày càng hạ, đặc biệt là vượt qua rào cản kỹ thuật của thị trường.

Tuy nhiên quá trình nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả hoạt động của các HTXNN tại Trà vinh và Sóc Trăng năm 2008 – 2009”, nhận thấy mô hình hợp tác xã (HTX) còn tồn tại nhiều khó khăn trong đó nổi bật là: năng lực và trình độ của ban chủ nhiệm còn yếu kém, hợp tác xã thiếu vốn, thiếu phương tiện thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh, HTXNN chưa thật sự mang lại lợi ích tài chính cho xã viên, cho nên chưa thu hút xã viên; bên cạnh, phân tích lợi ích về mặt kinh tế xã hội mà HTXNN mang lại cho xã viên ở nhóm đa dịch vụ và nhóm đơn dịch vụ không khác biệt nhau, như là: lãi cổ phần trung bình thu được, nhu cầu hợp tác của xã viên, được hỗ trợ khi đau ốm, được miễn giảm thuế...

Vì vậy, phát huy những HTXNN hoạt động hiệu quả thông qua hình thức đa dạng các hoạt động dịch vụ làm điển hình nhân rộng đến các HTX khác; HTX cần cụ thể hóa các giải pháp sau: (i) trước hết các địa phương, sớm giải thể và tổ chức lại những HTX tồn tại hình thức; (ii) rà soát, xử lý xong nợ cũ của HTX, tạo thuận lợi cho HTX được vay các nguồn vốn, trong đó có nguồn vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh; (iii) tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý HTX; (iv) có chính sách khuyến khích việc chuyển giao khoa học, công nghệ vào sản xuất; (v) tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm; (vi) lồng ghép các chương trình dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân vào kinh tế hợp tác; (vii) Trà Vinh và Sóc Trăng tất yếu phải phát triển tổ hợp tác trước khi đủ điều kiện phát triển thành HTX.

Register to read more ...


Trung tâm Học liệu - Phát triển Dạy và Học

Số 126 - Nguyễn Thiện Thành, Khóm 4, phường 5, Thành phố Trà Vinh - Tỉnh Trà Vinh.

Điện thoại: (+84).294.3855246 số nội bộ: 232. Fax: (+84).294.3855217. Email: lrc@tvu.edu.vn