foto1
foto1
foto1
foto1
foto1

294.3855246 - Số nội bộ: 232
lrc@tvu.edu.vn
Liên hệ:



Tác giả: Nguyễn Thị Minh Trang. PGS. TS. Phạm Thị Thu Yến (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2016.

Mô tả: 120Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 306.26959787 Tr106

Mục tiêu nghiên cứu:

Đề tài tập trung khảo sát đánh giá thực trạng đời sống văn hoá tinh thần và tình hình đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho đối tượng nữ công nhân tại khu công nghiệp Hòa Phú, tỉnh Vĩnh Long, qua đókhuyến nghị các giải pháp phù hợp góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của đối tượng lao động này.

Register to read more ...

Tác giả: Phạm Văn Hùng. PGS. TS. Nguyễn Xuân Hương (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2016.

Mô tả: 90Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 306.85 H513

Mục tiêu nghiên cứu:

Nghiên cứu cơ sở lý luận văn hóa ứng xử của lãnh đạo, công nhân và khách hàng; khảo sát, đánh giá cách ứng xử của lãnh đạo, công nhân và khách hàng; đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Register to read more ...

Tác giả: Phạm Văn Diệp. PGS. TS. Nguyễn Xuân Hương (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2016.

Mô tả: 140Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 390.0959792 D307

Mục tiêu nghiên cứu:

Thực hiện đề tài “Văn hóa chợ nổi Ngã Bảy - Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang”, tác giả muốn làm nổi bật những đặc điểm chợ nổi Ngã Bảy - Phụng Hiệp một cách chân thực, sinh động, khoa học về lịch sử hình thành, ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với đời sống văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của cư dân vùng sông nước cũng như khách du lịch và những giá trị văn hóa của chợ nổi Ngã Bảy - Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

Luận văn tập trung phác họa những nét độc đáo chợ nổi Ngã Bảy - Phụng Hiệp về: vị trí, thời gian họp chợ, phương thức trao đổi mua bán, đo lường, vận chuyển hàng hóa; những ứng xử, sinh hoạt văn hoá buôn bán trên sông; tín ngưỡng, kiêng kỵ trong buôn bán; đàn ca tài tử, ca dao, hò, vè về chợ nổi; phân tích những biến đổi chợ nổi Ngã Bảy xưa và nay; những giá trị văn hoá được sinh thành từ môi trường sông nước. Qua đó, đề xuất hướng phát triển du lịch từ sản phẩm chợ nổi Ngã Bảy - Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, nằm trong hệ thống phát triển du lịch ĐBSCL. Khuyến nghị với các cơ quan thẩm quyền có định hướng quy hoạch để bảo tồn, phát huy văn hóa độc đáo của chợ nổi Ngã Bảy - Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

Register to read more ...

Tác giả: Trần Thị Cẩm Tú, PGS. TS. Phan An (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2016.

Mô tả: 83Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 306.85 T500

Mục tiêu nghiên cứu:

Với đề tài này, luận văn muốn trình bày một cách khái quát nhất về văn hóa ứng xử trong du lịch, đặc biệt là du lịch homestay. Đồng thời luận văn chỉ ra nét riêng của du lịch homestay Hậu Giang so với các tỉnh khác. Qua đề tài này chúng tôi có thêm những kiến thức hiểu biết về văn hóa và văn hóa ứng xử trong du lịch nói chung trong du lịch homestay nói riêng. Qua đó, luận văn gián tiếp giúp người đọc thấy được nét văn hóa đặc trưng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong du lịch homestay, giúp mọi người có cái nhìn riêng về văn hóa ứng xử trong du lịch homestay.

Du lịch là ngành kinh tế cải thiện đời sống của người dân địa phương, bởi vì sự đa dạng của nó mang lại nhiều công ăn việc làm cho người dân, giải quyết nhu cầu lớn về thu nhập của họ. Loại hình du lịch homestay được người dân áp dụng hiệu quả trong điều kiện sẳn có là nhà vườn kết hợp với du lịch sông nước miệt vườn.Tuy nhiên điều vô cùng quan trọng là cách ứng xử của người dân đối với khách du lịch. Thông qua đề tài chúng tôi muốn giới thiệu thêm về việc nâng cao ý thức của người dân trong việc ứng xử các giá trị tự nhiên, bảo tồn những bản chất văn hóa vốn có.

Register to read more ...

Tác giả: Phạm Trường Giang, GS. TS. Lê Chí Quế (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2016.

Mô tả: 124Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 395.20959787 Gi106

Mục tiêu nghiên cứu:

Luận văn hướng đến việc nhận diện những nét đặc sắc trong phong tục thờ cúng tổ tiên giữa cư dân người Việt với người Khmer vùng Trà Ôn - Vĩnh Long. Đồng thời, luận văn cũng hướng đến việc so sánh tìm ra những điểm tương đồng cũng như dị biệt trong phong tục truyền thống này giữa người Việt với Khmer; từ đó, làm rõ những nguyên nhân cũng như giải thích những điểm này thông qua quá trình cộng cư, giao lưu về kinh tế, văn hóa, xã hội.

Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận văn đề ra các nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Miêu thuật trình tự tục thờ cúng tổ tiên của hai cư dân Kinh, Khmer vùng Trà Ôn.

- So sánh nét văn hóa trong tục thờ cúng tổ tiên giữa người Việt với Khmer của cư dân vùng Trà Ôn Vĩnh Long (điều kiện tự nhiên - văn hóa - xã hội - tôn giáo).

- Giải thích những điểm tương đống, dị biệt trong tục thờ cúng tổ tiên giữa người Việt với Khmer của cư dân vùng Trà Ôn - Vĩnh Long.

- Đưa ra những gợi ý mang tính định hướng để bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống từ tục thờ cúng tổ tiên, cũng như đưa ra những phương hướng khắc phục các mặt còn hạn chế nhằm góp phần xây dựng một đặc điểm văn hóa đặc trưng của vùng Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long.

Register to read more ...


Trung tâm Học liệu - Phát triển Dạy và Học

Số 126 - Nguyễn Thiện Thành, Khóm 4, phường 5, Thành phố Trà Vinh - Tỉnh Trà Vinh.

Điện thoại: (+84).294.3855246 số nội bộ: 232. Fax: (+84).294.3855217. Email: lrc@tvu.edu.vn