foto1
foto1
foto1
foto1
foto1

294.3855246 - Số nội bộ: 232
lrc@tvu.edu.vn
Liên hệ:



Tác giả: Danh Nâng. PGS.TS. Phan An (người hướng dẫn khoa học)

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2014. Mô tả: 365Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 392.0959795/ N122. Vị trí: Phòng Tài nguyên nội sinh.

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn:

Từ cơ sở lịch sử nghiên cứu vấn đề, đề tài đi sâu nghiên cứu phong tục đi tu trong văn hoá Khmer Kiên Giang. Vì vậy, luận văn này cần phải hoàn thành ba nhiệm vụ cơ bản sau:

- Nghiên cứu những nội dung cơ bản của phong tục đi tu trong văn hóa truyền thống Khmer. Tổng hợp các nguồn tài liệu khác nhau, trong đó có tài liệu bằng tiếng Khmer liên quan đến truyền thống đi tu của người Khmer Kiên Giang, kết hợp các kết quả khảo sát xã hội học, điền dã tại địa bàn nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ giá trị thực tiễn của đề tài.

- Phân tích, đánh giá những ảnh hưởng của phong tục đi tu đến đời sống văn hóa xã hội của người Khmer Kiên Giang.

- Nghiên cứu những biến đổi về truyền thống đi tu trong đời sống thực tiễn để thấy được tầm quan trọng của truyền thống đi tu trong văn hóa Khmer Kiên Giang.

Trên cơ sở đó, luận văn sẽ đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm phát huy truyền thống đi tu góp phần bảo tồn văn hóa của người Khmer Kiên Giang.

 

Tác giả: Danh Mến. TS. Nguyễn Thị Huệ (người hướng dẫn khoa học)

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2014. Mô tả: 111Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 305.89593/ M254. Vị trí: Phòng Tài nguyên nội sinh.

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn:

Luận văn tập trung tìm hiểu từ “Mê” trong văn hóa Khmer Nam bộ. Do đó, tác giả đặc biệt chú trọng đến nguồn tài liệu về văn hóa, ngôn ngữ Khmer đã được công bố. Địa bàn nghiên cứu là huyện Châu Thành, Kế Sách, thành phố Sóc Trăng của tỉnh Sóc Trăng.

Đề tài chỉ đi sâu khảo sát một số phong tục tập quán, ngôn ngữ của một địa bàn cư dân Khmer tiêu biểu. Từ đó, hình dung thêm những tổ chức, cơ cấu văn hóa đồng dạng chung của người Khmer ở Nam bộ.

Ngoài ra, tác giả đang công tác tại Trường Bổ túc Văn hóa Pali Trung cấp Nam bộ, đây là điều thuận lợi đã giúp tác giả rất nhiều việc nghiên cứu hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Vì ngôi trường này là nơi tập trung các sư sãi Khmer ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đến đây học tập.

Về các bản dịch, tác giả tôn trọng những tên riêng tiếng Khmer (ở đầu đề cũng như trong nội dung sách giáo khoa có liên quan đến đề tài) và chấp nhận những bản dịch có vài chỗ “thoát nghĩa” do có nhiều từ cổ không thể chuyển ngữ được trong quá trình dịch thuật.

 

Tác giả: Lê Thúy An, TS. Nguyễn Văn Hiệu (người hướng dẫn khoa học).

Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn. Năm: 2012.

Mô tả: 105Tr, kích thước: 30cm.  Số định danh: 305.895932 A105. Vị trí: phòng đọc.

Về ý nghĩa khoa học, nghiên cứu yếu tố nước trong văn hóa của người Khmer ở Tây Nam Bộ góp phần nhận diện những giá trị của nước trong văn hóa của người Khmer, qua đó góp phần nhận diện bản sắc văn hóa Khmer. Về ý nghĩa thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần giới thiệu và bảo lưu những giá trị truyền thống thể hiện qua phong tục, tín ngưỡng của người Khmer. Qua đó, cung cấp những nguồn tư liệu, thông tin, cứ liệu khoa học nghiên cứu về người Khmer Tây Nam Bộ.

 


Trung tâm Học liệu - Phát triển Dạy và Học

Số 126 - Nguyễn Thiện Thành, Khóm 4, phường 5, Thành phố Trà Vinh - Tỉnh Trà Vinh.

Điện thoại: (+84).294.3855246 số nội bộ: 232. Fax: (+84).294.3855217. Email: lrc@tvu.edu.vn