foto1
foto1
foto1
foto1
foto1

294.3855246 - Số nội bộ: 232
lrc@tvu.edu.vn
Liên hệ:



Tác giả: Nguyễn Công Long. PGS. TS. Phan An (người hướng dẫn khoa học)

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2014.

Mô tả: 155Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 390.0959787/ L431. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn:

Luận văn tìm hiểu tục thờ cúng Arak trong truyền thống về cách thức hành lễ, thành phần tham gia, vai trò của từng đối tượng tham gia, thời điểm tiến hành nghi lễ cúng, tìm hiểu những quan niệm của người Khmer về ý nghĩa của các lễ vật, các hành vi cúng tế, đặc biệt là vai trò của Arak trong đời sống tinh thần, tâm linh của họ, cũng như những yếu tố tác động đến loại hình tín ngưỡng này. Qua đó góp phần nhận diện đặc điểm tín ngưỡng thờ Arak của người Khmer Vĩnh Long nói riêng và văn hóa của người Khmer Nam bộ nói chung.

Cung cấp thêm thông tin về nét đặc trưng trong tín ngưỡng Arak của địa phương góp phần vào tự liệu chung về loại hình tín ngưỡng này của người Khmer trong vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

 

Tác giả: Lăng Thị Phương Thảo. TS. Nguyễn Khắc Cảnh (người hướng dẫn khoa học)

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2014. Mô tả: 147Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 391.0082/ Th108 . Vị trí: Phòng Tài nguyên nội sinh.

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn:

Đối tượng nghiên cứu: chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu những nét đặc trưng của trang phục trong đời sống của phụ nữ Khmer, cụ thể là phụ nữ Khmer ở Sóc Trăng. Từ việc tìm hiểu nghiên cứu này chúng tôi muốn khảo sát sự biến đổi của bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Khmer qua các giai đoạn dựa trên cơ sở sự biến đổi của xã hội, kinh tế, sự cộng cư, sự giao lưu tiếp biến văn hóa của các dân tộc. Tuy nhiên tôi lấy trang phục truyền thống của phụ nữ Khmer Sóc Trăng để nghiên cứu chính, còn những vấn đề khác trong phạm vi nào đó chỉ đề cập đến những biến đổi của nó để so sánh.

Phạm vi nghiên cứu: về không gian là địa bàn cư trú của người Khmer tỉnh Sóc Trăng, chúng tôi chọn địa bàn tập trung nhiều người Khmer trong tỉnh như thị xã Vĩnh Châu, huyện Mỹ Xuyên, huyện Châu Thành, huyện Kế Sách và thành phố Sóc Trăng. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có sự so sánh trang phục của phụ nữ Khmer giữa các vùng với nhau.

Về thời gian nghiên cứu: trong đề tài này đề cập đến trang phục truyền thống phụ nữ Khmer tỉnh Sóc Trăng tôi chọn mốc thời gian năm 1986 trước đổi mới là truyền thống và từ sau 1986 là hiện nay. Đây là khoảng thời gian đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của người Khmer có nhiều biến đổi dưới sự ảnh hưởng của các nhân tố lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa...đồng thời kế thừa và bảo lưu các yếu tố văn hóa truyền thống và nảy sinh các yếu tố mới do quá trình giao lưu, tiếp biến giữa các tộc người.

 

Tác giả: Lâm Vĩnh Phương. PGS.TS. NSND Lê Ngọc Canh (người hướng dẫn khoa học)

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2014. Mô tả: 119Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 793.30959799/ Ph561 . Vị trí: Phòng Tài nguyên nội sinh

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn:

Từ xưa đến nay người Khmer Nam Bộ (trong đó người Khmer Sóc Trăng) được biết đến như là một dân tộc với nhiều lễ hội, phong tục và các loại hình nghệ thuật độc đáo. Thực tế này cộng với cơ sở từ lịch sử vấn đề đã nêu, đề tài “Nghệ thuật múa cổ điển trong sân khấu Rô băm Khmer Nam Bộ ở Sóc Trăng” .

Mục đích của đề tài là tổ chức sưu tầm và nghiên cứu một cách có hệ thống nghệ thuật múa cổ điển trong sân khấu Rô băm Khmer Nam Bộ ở Sóc Trăng. Trên nền tảng đó, chúng tôi đi vào phân tích để tìm hiểu nguồn gốc và sự hình thành của nghệ thuật múa cổ điển Rô băm. Đồng thời nghiên cứu về đặc điểm, nội dung, hình thức qua hình thái múa cổ điển Khmer và những giá trị bản sắc của nó trong kho tàng văn hóa - nghệ thuật Khmer nói chung.

Để đạt được mục đích này, luận văn cần thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản như sau:

- Tập hợp các tài liệu về nghệ thuật múa của người Khmer Sóc Trăng đã được công bố từ trước đến nay. Song song đó phải tiến hành sưu tầm, điền dã ở một số địa phương có đông người Khmer sinh sống nhằm hệ thống lại nguồn nghệ thuật múa hiện đang tồn tại.

- Từ các nguồn tài liệu có được, tiến hành phân tích nhằm rút ra được đặc trưng của nó trong suốt quá trình vận động và phát triển.

- Nghiên cứu, quy nạp giá trị biểu hiện của múa cổ điển Khmer (về mặt nội dung, hình thức, động tác, âm nhạc, trang phục) trong đời sống văn hóa của người Khmer tỉnh Sóc Trăng, tạo cơ sở cho việc mở rộng nghiên cứu nghệ thuật múa của người Khmer Nam Bộ.

- Để thấy rõ nét đặc sắc, độc đáo của các điệu múa cổ điển của người Khmer Sóc Trăng cũng như đặc trưng của loại hình nghệ thuật múa cổ điển của Campuchia, luận văn tiến hành so sánh đối chiếu múa cổ điển người Khmer Nam Bộ với múa cổ điển Campuchia .

- Từ thực tế nghiên cứu, rút ra những nhận định, những định hướng, những giải pháp bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa của múa cổ điển Khmer trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng thời hiện đại.

 

Tác giả: Lâm Thị Ngọc Giàu. TS. Mai Mỹ Duyên (người hướng dẫn khoa học)

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2014. Mô tả: 118Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 792.0959786/ Gi111 . Vị trí: Phòng Tài nguyên nội sinh.

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn:

Nghiên cứu những khái niệm liên quan đến chủ thể sân khấu Dù kê; nguồn gốc hình thành, quá trình phát triển và đặc điểm của nghệ thuật Dù kê tỉnh Trà Vinh.

Nghiên cứu sân khấu Dù kê nhìn từ góc độ người sáng tạo; người hưởng thụ và người quản lý.

Nghiên cứu những thành tựu và hạn chế của sân khấu Dù kê nhìn từ chủ thể, qua đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của nghệ thuật Dù kê.

 

Tác giả: Danh Út. TS. Nguyễn Xuân Hương (người hướng dẫn khoa học)

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2014. Mô tả: 170Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 294.3/ U522 . Vị trí: Phòng Tài nguyên nội sinh.

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn:

- Chỉ ra nguyên nhân gây biến đổi trong đời sống văn hóa của tu sĩ Phật giáo Nam tông Khmer từ sau năm 1986, là mốc thời gian đất nước ta bắt đầu đổi mới toàn diện, đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển mọi mặt đời sống, xã hội đã chuyển biến, đời sống các vị sư sãi Phật giáo Nam tông Khmer cũng chuyển biến theo nguyên nhân khách quan và chủ quan.

- Làm rõ thực trạng đời sống văn hóa của các vị tu sĩ trong Phật giáo Nam tông Khmer từ sau năm 1986 đến nay, để hiểu rõ bản chất của vấn đề đặt ra, có quan hệ tương tác với cuộc sống Phật tử Khmer, cũng như các mối quan hệ giữa các tôn giáo bạn, nhất là hệ phái Bắc tông và Khất sĩ và có quan hệ với các tổ chức đoàn thể quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng.

 


Trung tâm Học liệu - Phát triển Dạy và Học

Số 126 - Nguyễn Thiện Thành, Khóm 4, phường 5, Thành phố Trà Vinh - Tỉnh Trà Vinh.

Điện thoại: (+84).294.3855246 số nội bộ: 232. Fax: (+84).294.3855217. Email: lrc@tvu.edu.vn