foto1
foto1
foto1
foto1
foto1

294.3855246 - Số nội bộ: 232
lrc@tvu.edu.vn
Liên hệ:



Tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Loan. PGS. TS. Phan An (người hướng dẫn khoa học)

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2014. Mô tả: 211Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 306.88082 L406. Vị trí: Phòng đọc.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:

Xuất phát từ lý do khoa học và thực tiễn đã nêu trên, đề tài nhằm thực hiện 2 mục tiêu:

- Một là, làm rõ hình ảnh người phụ nữ Khmer trong đời sống gia đình qua truyện kể Khmer

- Hai là, làm rõ hình ảnh người phụ nữ Khmer trong đời sống xã hội qua truyện kể Khmer

- Ba là, trên cơ sở làm rõ hai mục tiêu trên, nghiên cứu đề xuất, khuyến nghị nhằm phát huy những nét đẹp văn hóa của phụ nữ Khmer trong quá khứ vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5, (khóa VIII) về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và Nghị quyết Trung ương 9, (khóa XI) về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; nhất là trong công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay.

- Nghiên cứu về người Khmer và truyện kể dân gian Khmer trong đời sống của người Khmer Nam Bộ.

- Nghiên cứu về hình ảnh, nét đẹp văn hóa của người phụ nữ được thể hiện qua truyện kể Khmer.

 

Tác giả: Nguyễn Thị Phượng Khánh. PGS. TS. Phạm Thị Thu Yến (người hướng dẫn khoa học)

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2014. Mô tả: 141Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 391.00959786 Kh107. Vị trí: Phòng Tài nguyên nội sinh.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các loại trang phục của người Khmer trong cuộc sống sinh hoạt như: quần áo, trang sức, phụ trang và hình ảnh trang phục được thể hiện trong văn học nghệ thuật bao gồm: những hình ảnh về trang phục xuất hiện trong dân ca, truyện cổ, thành ngữ, tục ngữ, trên sân khấu – trong trình diễn để nghiên cứu sâu hơn về văn hóa của tộc người qua đó thể hiện cách ứng xử của họ đối với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

Không gian nghiên cứu của luận văn là cộng đồng người Khmer ở tỉnh Trà Vinh trong đó tập trung ở những địa bàn có đông đồng bào Khmer sinh sống như: huyện Trà Cú, huyện Cầu Ngang, huyện Châu Thành, phường 8 và phường 9 thành phố Trà Vinh. Chúng tôi có so sánh với cộng đồng người Việt, người Khmer giữa các vùng để tìm hiểu việc lưu giữ yếu tố truyền thống và những biến đổi trên trang phục đến thời điểm hiện nay.

Thời gian nghiên cứu, chúng tôi chọn mốc thời gian trước năm 1975 là truyền thống và sau năm 1975 đến 2014 là hiện nay vì sau khi đất nước thống nhất không còn chiến tranh. Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người Khmer ngày càng ổn định và đi vào phát triển. Họ đã có điều kiện để giữ gìn bản sắc văn hóa cũng như giao lưu văn hóa với các dân tộc anh em để tiếp thu những yếu tố văn hóa mới làm phong phú thêm vốn văn hóa tộc người.

 

Tác giả: Nguyễn Thị Kim Hường. TS. Mai Mỹ Duyên (người hướng dẫn khoa học)

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2014. Mô tả: 136Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 781.6200959787 H561. Vị trí: Phòng Tài nguyên nội sinh.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:

Tác giả luận văn chọn Tổ chức trình diễn Đờn ca tài tử tại các điểm du lịch ở Vĩnh Long làm đề tài nghiên cứu với những mục đích sau:

- Thứ nhất, nhằm tìm hiểu tổng quan về loại hình nghệ thuật ĐCTT, nêu bật tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của nó đối với nền văn hóa dân tộc nói chung và du lịch nói riêng.

- Thứ hai, đánh giá thực trạng, tiềm năng, nêu lên các vấn đề trong việc tổ chức trình diễn ĐCTT tại các điểm du lịch.

- Cuối cùng, đề xuất giải pháp để hoạt động trình diễn ĐCTT tại các điểm du lịch sẽ phát triển theo hướng khai thác và sử dụng hợp lý hơn nguồn lực ĐCTT, có sự đầu tư thỏa đáng nhằm nâng chất lượng dịch vụ du lịch. Qua đó, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của loại hình nghệ thuật ĐCTT ở địa phương.

Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài này nhằm nêu bật sự tác động qua lại giữa nghệ thuật ĐCTT và chất lượng hoạt động du lịch tại các điểm du lịch ở Vĩnh Long. Ngoài ra, đề tài còn đánh giá tiềm năng và khả năng khai thác loại hình nghệ thuật ĐCTT vào hoạt động du lịch có thực sự mang lại hiệu quả kinh tế lẫn chất lượng nghệ thuật thông qua việc tổ chức trình diễn ĐCTT phục vụ khách du lịch của các nghệ nhân, tài tử.

 

Tác giả: Nguyễn Lê Trần. TS. Phạm Tiết Khánh (người hướng dẫn khoa học)

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2014. Mô tả: 107Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 784.2 Tr121. Vị trí: Phòng đọc.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:

- Tìm hiểu những đặc điểm, ý nghĩa, vai trò của dàn nhạc Pinpeat trong đời sống tinh thần của người Khmer Sóc Trăng.

- Dự báo xu hướng phát triển của dàn nhạc Pinpeat trong quá trình giao lưu, hội nhập văn hóa của dân tộc Kinh, Khmer và Hoa ở Sóc Trăng.

- Cung cấp luận cứ khoa học góp phần vào việc hoạch định chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa tỉnh Sóc Trăng.

- Tìm hiểu về nguồn gốc, xuất xứ của dàn nhạc Pinpeat

- Phân tích những đặc điểm của dàn nhạc Pinpeat

- Giải thích được vai trò của dàn nhạc Pinpeat trong các lễ nghi tôn giáo, tín ngưỡng dân gian, lễ hội và sinh hoạt cộng đồng của người Khmer Sóc Trăng.

- Nhận biết sự giao lưu và tiếp biến văn hóa thể hiện ơ dàn nhạc Pinpeat của người Khmer Sóc Trăng

- Nhận biết quá trình dân gian hóa dàn nhạc Pinpeat ở Nam Bộ nói chung và Sóc Trăng nói riêng

- Phân tích quá trình biến đổi dàn nhạc Pinpeat của người Khmer Sóc Trăng

 

Tác giả: Mai Thị Huệ. PGS. TS. Phan An (người hướng dẫn khoa học)

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2014. Mô tả: 109Tr. Kích thước: 30cm. Số định danh: 294.30959787 H507. Vị trí: Phòng Tài nguyên nội sinh.

Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn:

Tìm hiểu về các lễ hội Phật giáo giúp tôi có cơ hội tiếp cận thực tế, kiểm tra lý thuyết và nâng cao sự am hiểu về những đặc trưng trong văn hóa của đồng bào Khmer nói chung và đồng bào Khmer tại tỉnh Trà Vinh nói riêng.

Việc đi sâu nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ vai trò, giá trị của các lễ hội Phật giáo trong nền văn hóa của dân tộc Khmer. Thông qua đó cũng chỉ ra được những yếu tố văn hóa truyền thống còn được bảo lưu và những biến đổi trong quá trình cộng cư, giao lưu và tiếp biến văn hóa với các dân tộc. Đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa, hiện đại hóa hiện nay.

Đối tượng nghiên cứu: các lễ hội Phật giáo của đồng bào Khmer Trà Vinh

Chủ thể nghiên cứu: người Khmer

Không gian: tại tỉnh Trà Vinh

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 04 năm 2014 đến tháng 10 năm 2014

 


Trung tâm Học liệu - Phát triển Dạy và Học

Số 126 - Nguyễn Thiện Thành, Khóm 4, phường 5, Thành phố Trà Vinh - Tỉnh Trà Vinh.

Điện thoại: (+84).294.3855246 số nội bộ: 232. Fax: (+84).294.3855217. Email: lrc@tvu.edu.vn