foto1
foto1
foto1
foto1
foto1

294.3855246 - Số nội bộ: 232
lrc@tvu.edu.vn
Liên hệ:



Tác giả: Hồ Trung Nhân; PGS. TS. Phạm Tiết Khánh (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2017.

Mô tả: 103Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 306.0959786 / Nh121. Vị trí: Phòng Tự nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

- Để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của hệ thống thiết chế Trung tâm Văn hóa xã phục vụ công cuộc xây dựng đất nước và Nhân dân trong thời kỳ mới, đòi hỏi phải tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ như: các cấp quản lý tập trung đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng, trong đó có sự đầu tư của Nhà nước và sự đóng góp của Nhân dân; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở, quy hoạch, đào tạo và sử dụng tốt đội ngũ cán bộ; hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy chế đối với hoạt động của Trung tâm Văn hóa xã. Do đó, tài đề có thể góp phần đánh giá thực trạng, nhằm đưa ra những khuyến nghị và giải pháp, với nhiều phương án cụ thể, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở từng địa phương, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế Trung tâm Văn hóa xã ở tỉnh Trà Vinh.

 

Tác giả: Trần Văn Trung; PGS. TS. Phan An (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2017.

Mô tả: 80Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 395.230959786 / Tr513. Vị trí: Phòng đọc.

Mục tiêu nghiên cứu:

Tôn giáo là một bộ phận văn hóa tinh thần của con người, một sản phẩm mang tính xã hội và văn hóa. Trên cơ sở những lý luận về văn hóa, tôn giáo và lễ hội, cùng với các phương pháp nghiên cứu khoa học, đối chiếu, công trình nghiên cứu này nhằm tìm ra những giá trị đặc trưng, biểu hiện văn hóa truyền thống của dân tộc trong lễ tang của tín đồ đạo Cao Đài đã, đang và sẽ ảnh hưởng đến đời sống văn hóa của tín đồ đạo Cao Đài và người dân tỉnh Trà Vinh, góp thêm một cái nhìn văn hóa về bản chất của một tôn giáo bản địa thời hiện đại. Luận văn này đi sâu nghiên cứu mang tính thực hành của đạo Cao Đài. Đồng thời, qua nghiên cứu về lễ tang của tín đồ đạo Cao Đàihệ phái Ban Chỉnh đạo, tìm ra những chức năng, vai trò, đặc điểm, giá trị đối với đời sống tôn giáo của tín đồ ở địa phương trong việc giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống dân tộc.

 

Tác giả: Lê Thành Vĩnh; GS. TS. Lê Chí Quế (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2017.

Mô tả: 92Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 306.850959792 / V312. Vị trí: Phòng đọc.

Mục tiêu nghiên cứu:

Trên cơ sở làm rõ hơn những vấn đề về lý luận và thực tiễn về gia đình, nếp sống gia đình, luận văn đi sâu nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng đời sống xã hội, quan sát xu hướng biến đổi nhằm đúc kết những giá trị tích cực của nếp sống gia đình, góp phần hạn chế những tác động tiêu cực có thể làm mờ nhạt đạo lý gia đình Việt Nam ở thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang trong thời kỳ đổi mới. Từ đó, Luận văn đề xuất những giải pháp làm cơ sở tham khảo nhằm thực hiện tốt phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Hậu Giang.

 

Tác giả: Nguyễn Lê Phan; PGS. TS. Phạm Tiết Khánh (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2017.

Mô tả: 81Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 704.9 / Ph105. Vị trí: Phòng đọc.

Mục tiêu nghiên cứu:

Đề tài hệ thống các nguồn tài liệu về tạo hình trong cộng đồng dân tộc Khmer ở Sóc Trăng, từ đó tìm hiểu giá trị của nó thông qua việc khảo sát chùa Khléang tỉnh Sóc Trăng. Phân tích thực trạng và xu hướng phát triển trong quá trình giao thoa, hội nhập văn hóa của ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa ở Sóc Trăng.

Nghiên cứu, phân tích các đặc điểm chung và riêng đối với tạo hình truyền thống của người Khmer tại chùa Khléang tỉnh Sóc Trăng từ đó tìm hiểu về đời sống văn hóa vật chất và đời sống văn hóa tinh thần. Trên cơ sở đó, nhận diện giá trị văn hóa trong nghệ thuật tạo hình của người Khmer.

cung cấp luận cứ khoa học góp phần vào việc hoạch định chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống tỉnh Sóc Trăng.

 

Tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Loan; PGS. TS. Phạm Thu Yến (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2017.

Mô tả: 92Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 306.43/ L406. Vị trí: Phòng đọc.

Mục tiêu nghiên cứu:

Tìm hiểu, hệ thống lại cách thể hiện niềm tin của cư dân huyện Long Mỹ đối với Bác Hồ và chứng minh niềm tin yêu đối với Bác Hồ của cư dân huyện Long Mỹ bất biến với thời gian. Bác Hồ trở thành điểm tựa, thành động lực để các dân tộc anh em trên quê hương Long Mỹ phấn đấu vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn và gắn kết cộng đồng tốt hơn.

 


Trung tâm Học liệu - Phát triển Dạy và Học

Số 126 - Nguyễn Thiện Thành, Khóm 4, phường 5, Thành phố Trà Vinh - Tỉnh Trà Vinh.

Điện thoại: (+84).294.3855246 số nội bộ: 232. Fax: (+84).294.3855217. Email: lrc@tvu.edu.vn